Tin liên quan
Việt Nam phải nắm bắt được thời cơ khi ngày càng hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế toàn cầu.
Thương vụ Việt Nam tại Đức cho biết, đài truyền hình đối ngoại Đức mới đây có bài phát biểu về kinh tế Việt Nam: "Việt Nam thúc đẩy phát triển kinh tế".
Đánh giá về Việt Nam, Deutsche Welle nhận định, Ngoại trưởng Đức đến thăm một đất nước mà cuối những năm 80 đã có những bước phát triển kinh tế ngoạn mục. Kể từ "Đổi mới" kinh tế Việt Nam phát triển bình quân 7 đến 8% /năm, chỉ từ 2014 là 5,98% dưới mức bình quân trước đây. Năm 2009 thu nhập bình quân đầu người đạt mức 1000 USD/người và được Ngân hàng thế giới liệt vào nước có thu nhập trung bình và do vậy không còn là nước đang phát triển nữa.
"Ít nhất là sau khi đạt mức phát triển này thì nhu cầu tất yếu là cần phải cải cách hơn nữa nền kinh tế nếu muốn giữ mức phát triển như hiện nay. Do mức lương ở Việt Nam ngày càng tăng nên Việt Nam khó lòng cạnh tranh với những nước đang phát triển khác trong khu vực như Myanmar hay Campuchia", Deutsche Welle bình luận.
Ngoài ra, cũng theo Deutsche Welle, Việt Nam chưa có đủ thời gian để phát triển một nền công nghiệp hiện đại hay một lực lượng doanh nghiệp loại vừa làm nòng cốt phát triển kinh tế ở các nước công nghiệp. Việt Nam đang đứng trước nguy cơ rơi vào bế tắc về đường lối phát triển kinh tế.
Việt Nam cùng 11 quốc gia khác đầu tháng nay đã thông qua Hiệp định Thương mại xuyên Thái Bình Dương (TPP) - Hiệp định thương mại tự do lớn nhất lịch sử.
Tuy nhiên, Việt Nam đã có những chính sách để ngăn chặn nguy cơ kể trên mà một trong những trụ cột là các Hiệp định thương mại tự do (FTA).
Đài truyền hình Đức chỉ ra, các FTA này giúp Việt Nam có thể trở thành tâm điểm quốc tế cho thương mại thế giới, giúp cải thiện môi trường đầu tư trong nước.
Song, các FTA cũng có thể đẩy Việt Nam vào chỗ bế tắc nhất là khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa của Việt Nam, của nền nông nghiệp.
"Việc hình thành một nền công nghiệp phát triển hay của một lớp doanh nghiệp vừa rất có thể bị những cạnh tranh khốc liệt từ bên kia đại dương bóp chết từ trứng nước", đài này bình luận.
Theo đó, điều Việt Nam cần tiếp tục cải thiện là đào tạo lực lượng lao động và quản lý lành nghề, đẩy mạnh hạ tầng phát triển công nghiệp phụ trợ cũng như chống tham nhũng. Một nghiên cứu cho biết tham nhũng đang là một vấn đề vì ngày càng nhiều các vụ hối lộ với mức tiền ngày càng tăng mặc dù Luật chống tham nhũng mới được Quốc hội sửa đổi và Chính phủ hướng dẫn thi hành.
Theo BizLive
Nên đọc
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy