Tin liên quan
Công nghiệp may mặc chiếm vị trí quan trọng trong kinh tế Indonesia.
Theo Jakarta Post, các nhà sản xuất Indonesia đang rất lo lắng về việc Việt Nam cùng 11 nước khu vực châu Á – Thái Bình Dương khác hoàn thành Hiệp định Thương mại xuyên Thái Bình Dương (TPP).
“Hàng hóa Malaysia và Việt Nam sẽ trở nên cạnh tranh hơn hàng hóa của Indonesia khi xuất khẩu vào một quốc gia khác trong TPP, chẳng hạn như Mỹ, Nhật, Canada, qua đó đe dọa ngành sản xuất trong nước”, Ernovian Ismy, tổng thư ký Hiệp hội dệt may Indonesia (API) nói.
Theo ông Ernovian, cả ba quốc gia đều có những ngành sản xuất tương tự nhau, như dệt may, linh kiện ô tô và sản phẩm điện tử.
Xuất khẩu dệt may của Indonesia đạt 12 tỷ USD năm ngoái. Các thị trường TPP như Mỹ và Nhật chiếm lần lượt 36% và 7% con số này.
Về phần mình, chủ tịch Hiệp hội Da giày Indonesia (ISMA) ông Eddy Widjanarko cho rằng TPP sẽ có tác động tiêu cực tới kinh tế quốc đảo này trong dài hạn.
“Việt Nam sẽ kiếm được nhiều đơn đặt hàng hơn, trong khi ngành công nghiệp da giày của chúng ta đứng trước nguy cơ đình trệ trong dài hạn”, ông nói.
Số liệu từ bộ Công nghiệp nước này cho thấy xuất khẩu sản phẩm da giày mang lại cho Indonesia 4,11 tỷ USD năm ngoái, tăng 6,44% so với năm 2013. Các thị trường chính là Mỹ, châu Âu và Nhật Bản.
Khu vực công nghiệp dệt may và da giày chiếm vị trí quan trọng trong nền kinh tế Indonesia, chiếm gần 10% tổng giá trị xuất khẩu nước này năm 2014.
Tổng thống Widodo đang đứng trước sức ép gia nhập TPP hoặc tham gia một hiệp định thương mại khác với châu Âu.
Giới doanh nghiệp nước này đang kêu gọi chính phủ của tổng thống Joko Widodo nhanh chóng thực hiện những bước đi cần thiết để gia nhập TPP. Nếu không khả thi, họ hi vọng Indonesia sẽ tham gia thành lập một hiệp định tư do thương mại tương tự TPP với châu Âu và Thổ Nhĩ Kỳ sớm nhất có thể.
“Chúng ta gần như sẽ mất các thị trường TPP vào tay Việt Nam và Malaysia, do vậy việc thành lập một ‘TPP’ khác với khu vực châu Âu là điều cấp thiết ở thời điểm hiện tại”, đại diện một doanh nghiệp dệt may nước này nói.
Sau 8 năm đàm phán, Mỹ và 11 nước trong khu vực Thái Bình Dương đã đạt được thoả thuận thương mại lớn nhất trên phạm vi toàn cầu từ trước tới nay với khả năng trở thành chuẩn mực mới cho nền thương mại toàn thế giới cũng như tiêu chuẩn về lao động hợp nhất cho 40% tổng GDP của thế giới, từ Canada, Chile tới Nhật, Úc và đặc biệt là Việt Nam. Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (gọi tắt là TPP - Trans-Pacific Partnership) là một thoả thuận thương mại tự do thế hệ mới (FTA - Free Trade Agreement) của thế kỷ 21 hướng tới mở rộng hợp tác kinh tế quốc tế, đẩy mạnh xuất khẩu và thu hút đầu tư nước ngoài. TPP được Tổng thống Obama của Mỹ và nhiều nhà lãnh đạo khác trên thế giới đánh giá là một hiệp định tiến bộ và kỳ công nhất trong lịch sử nhân loại. |
Nghi Điền
Nên đọc
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy