Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý dự thảo Nghị định về vận động, tiếp nhận, phân phối và sử dụng các nguồn đóng góp tự nguyện hỗ trợ khắc phục khó khăn do thiên tai, dịch bệnh, sự cố; hỗ trợ bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo.
So với Nghị định 64/2008, dự thảo bổ sung quy định cá nhân được tham gia vận động, tiếp nhận, phân phối, sử dụng nguồn đóng góp tự nguyện, với hai phương án.
Phương án một là cá nhân có nguyện vọng vận động, tiếp nhận, phân phối nguồn đóng góp tự nguyện để hỗ trợ thiên tai, dịch bệnh, sự cố thì thông báo cho chính quyền địa phương nơi cư trú về mục đích, phạm vi, phương thức, hình thức vận động, tài khoản tiếp nhận (đối với tiền), địa điểm tiếp nhận (hiện vật).
Cá nhân cần thông báo cho chính quyền địa phương nơi tiếp nhận hỗ trợ về phạm vi, mức, thời gian hỗ trợ, để được phối hợp, hướng dẫn phân phối nguồn đóng góp và đảm bảo an toàn, trật tự xã hội.
Bộ Tài chính cũng đề xuất, các khoản do cá nhân vận động quyên góp phải đảm bảo công khai, minh bạch. "Cá nhân có trách nhiệm báo cáo, công khai về hoạt động vận động, tiếp nhận, phân phối và sử dụng nguồn đóng góp tự nguyện khi được yêu cầu", dự thảo Nghị định nêu.
Phương án hai, khi thiên tai, dịch bệnh, sự cố xảy ra trong nước, gây thiệt hại về người, tài sản hoặc ảnh hưởng tới đời sống của nhân dân thì cá nhân được phép vận động cứu trợ để hỗ trợ khắc phục khó khăn. Các cá nhân phải tuân thủ quy định của pháp luật có liên quan.
Ca sĩ Thủy Tiên cứu trợ người dân miền Trung bị lũ lụt, tháng 10/2020. Ảnh: FBNV
Với các tổ chức đứng ra vận động cứu trợ, dự thảo nêu trước khi cứu trợ, tổ chức phải công khai địa điểm, cách thức tiếp nhận tiền, hàng; công khai những trường hợp được hỗ trợ và mức hỗ trợ.
Các tổ chức khi vận động quyên góp cứu trợ bắt buộc công khai bằng hình thức niêm yết tại trụ sở hoặc địa điểm sinh hoạt cộng đồng hoặc trên trang thông tin điện tử (nếu có), thời gian 30 ngày.
Hồi tháng 10/2020, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc giao Bộ Tài chính xây dựng nghị định mới, thay thế Nghị định 64 về vận động, tiếp nhận, phân phối và sử dụng các nguồn đóng góp tự nguyện.
Chỉ đạo trên được đưa ra để việc tổ chức vận động, tiếp nhận, phân phối và sử dụng các nguồn đóng góp tự nguyện bảo đảm "hiệu quả, kịp thời". Mục đích khác là "khuyến khích, tôn vinh và tạo điều kiện để các tổ chức, cá nhân phát huy tinh thần đoàn kết, tương thân, tương ái, nhanh chóng hỗ trợ nhằm ổn định cuộc sống, khôi phục và phát triển sản xuất, sinh hoạt của người dân".
Theo điều 5 Nghị định 64/2008, ba nhóm tổ chức, đơn vị được tiếp nhận và phân phối tiền, hàng cứu trợ gồm: - Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Hội Chữ thập đỏ Việt Nam; báo, đài của trung ương, địa phương; Mặt trận Tổ quốc và Hội Chữ thập đỏ các cấp ở địa phương. - Các quỹ xã hội, quỹ từ thiện được thành lập, hoạt động theo quy định. - Các tổ chức, đơn vị ở trung ương được Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cho phép; các tổ chức, đơn vị ở địa phương được Mặt trận Tổ quốc cấp tỉnh, cấp huyện cho phép. Ngoài các tổ chức, đơn vị nêu trên, không một tổ chức, đơn vị, cá nhân nào được quyền tổ chức tiếp nhận tiền, hàng cứu trợ. |
Tác giả: Viết Tuân
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy