Đây là một quy định mà Sở Giao thông Vận tải Hà Nội vừa trình UBND thành phố chờ phê duyệt, trong dự thảo về quản lý và sử dụng xe thô sơ, xe gắn máy (xe ôm), xe môtô hai bánh để vận chuyển hành khách, hàng hóa.
Dự thảo gồm 6 chương, 16 điều, đặt ra những điều kiện hành nghề với lái xe ôm như phải đủ sức khỏe, hiểu biết về quy tắc giao thông đường bộ...; phương tiện phải có chứng nhận đăng ký và biển số hợp pháp...
Lái xe đủ điều kiện sẽ được cấp thẻ, khi hành nghề thì đeo thẻ tại ngực áo trái hoặc mặc trang phục do tổ chức của người hành nghề (đội tự quản, nghiệp đoàn, hợp tác xã...) đăng ký với địa phương.
Dự thảo cũng yêu cầu lái xe phải có chứng nhận đăng ký kinh doanh, hộ khẩu thường trú hoặc giấy tạm trú tại nơi đăng ký hành nghề; có đăng ký vận chuyển hành khách, hàng hóa...
Trường hợp không hành nghề từ 30 ngày trở lên, lái xe phải trả lại phù hiệu cho đơn vị quản lý; nếu mất phù hiệu phải có công văn báo mất kèm xác nhận của công an địa phương để được hướng dẫn cấp lại.
Hà Nội muốn cấp thẻ cho người điều khiển xe máy tham gia vận chuyển khách và hàng hoá. Ảnh: Giang Huy.
Lý giải về đề xuất trên, Sở Giao thông Vận tải Hà Nội cho biết, trong các loại hình giao thông đô thị thì môtô, xe máy vẫn là chủ yếu, chiếm khoảng 90% nhu cầu đi lại trong thành phố và đang tiếp tục tăng nhanh. Các loại xe này tham gia vận chuyển hành khách, hàng hoá ngày một nhiều, gây nguy cơ mất an toàn giao thông và cạnh tranh không lành mạnh.
Sở kỳ vọng, quy định này sẽ góp phần kéo giảm ùn tắc giao thông và ô nhiễm môi trường, đồng thời tạo thói quen đi lại văn minh cho người dân.
Trên thực tế, dự thảo của Sở Giao thông Vận tải Hà Nội là bước hiện thực hóa Thông tư số 08 ra ngày 23/6/2009 của Bộ Giao thông Vận tải, trong đó quy định người kinh doanh vận chuyển khách, hàng hóa bằng môtô, xe máy "phải có trang phục hoặc biển hiệu do UBND cấp tỉnh, thành quy định để nhận biết".
Trước đó, TP HCM từng là địa phương đầu tiên trên cả nước triển khai việc này từ ngày 1/1/2011 bằng Quyết định 71 của UBND TP. Tuy nhiên, việc triển khai gặp không ít vướng mắc, khi người hành nghề xe ôm chủ yếu là dân ngoại tỉnh, không có hộ khẩu thường trú hoặc sổ tạm trú dài hạn (KT3) như quy định. Việc yêu cầu người hành nghề phải có "chứng nhận đăng ký kinh doanh" cũng là một nút thắt chưa có lời giải.
Dự thảo này cũng phát sinh sự chồng chéo trong quy định với nhóm người hành nghề xe ôm công nghệ, bởi ngoài việc phải tuân thủ quy định của doanh nghiệp, lái xe ôm công nghệ cũng phải chấp hành quy định của lái xe hoạt động ngoài doanh nghiệp (xe ôm truyền thống).
Nội dung của dự thảo cũng chưa đề cập chế tài hoặc biện pháp xử phạt với những lái xe không chấp hành việc đăng ký thẻ hành nghề.
Hà Nội hiện có 5,2 triệu xe máy; trên 1,2 triệu xe đạp; hơn 11 nghìn xe đạp điện, xe máy điện; chưa kể số phương tiện ngoại tỉnh hoạt động trên địa bàn. |
Theo VnExpress
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy