Dòng sự kiện:
Formosa chôn chất thải ở trang trại GĐ Môi trường 'dậy sóng' mạng XH
12/07/2016 14:53:54
Sáng nay, thông tin Formosa chôn chất thải ở trang trại của vị giám đốc môi trường Hà Tĩnh đã khiến dư luận chấn động.

Tin liên quan

Trước đó, lời xin lỗi của lãnh đạo Formosa còn chưa hạ nhiệt thì sáng nay (12/7), những sai phạm của công ty này lại tiếp tục làm chấn động dư luận Việt.

Cụ thể, 8h sáng nay, báo điện tử Người Đưa Tin đã đăng tải bài viết “Chấn động: Formosa chôn chất thải ở trang trại của Giám đốc Môi trường”.

Trong bài viết, nhóm PV Báo điện tử Người Đưa Tin đã cải trang thành những người dân bản địa, xâm nhập vào một trang trại “ma” ở đầu nguồn sông Trí - nơi được cho là đang chôn lấp hàng trăm m3 cặn cô đặc, lấy từ hệ thống xả thải của Formosa Hà Tĩnh.

8h sáng nay, báo điện tử Người Đưa Tin đã đăng tải bài viết “Chấn động: Formosa chôn chất thải ở trang trại của Giám đốc Môi trường”.

Thâm nhập vào trang trại này, nhóm PV đã phát hiện ra những điều không tưởng. Những loại chất thải màu đen như bùn, bốc mùi khó chịu được những người ở Trung tâm xử lý rác thải của tập đoàn Formosa Hà Tĩnh phân loại và đóng gói. Sau đó được xe tải vận chuyển theo hướng đường tránh thị xã Kỳ Anh và mất hút…

Lần theo dấu vết của xe tải, nhóm PV tiếp cận được trang trại bí ẩn nằm giữa rừng tràm bao phủ và ngỡ ngàng khi thấy hàng trăm mét khối rác thải công nghiệp đen kịt bốc mùi nồng nặc được vận chuyển đến và chôn lấp trực tiếp tại đây. Xe tải đổ đến đâu thì hệ thống máy múc san lấp đến đó.

Nhận thấy đây là việc làm gây nguy hại nên nhóm PV Báo điện tử Người Đưa Tin đã trình báo sự việc này với cơ quan chức năng. Vào chiều ngày 11/7, đoàn liên ngành gồm: Phòng Cảnh sát Điều tra tội phạm về môi trường, Thanh tra Sở TN – MT, Trung tâm Quan trắc và Kỹ thuật môi trường Hà Tĩnh, Công an thị xã Kỳ Anh… đã theo chân các PV đến hiện trường để tiếp cận vụ việc. Điều bất ngờ hơn với các cơ quan chức năng, trang trại “ma” này thuộc quyền sử dụng của ông Lê Quang Hòa, Giám đốc Công ty Môi trường - Đô thị thị xã Kỳ Anh.

Nhà báo Trần Đăng Tuấn cũng đã dẫn lại link bài gốc.

Khi thông tin gây chấn động dư luận trên được tung ra, mạng xã hội ngày hôm nay trở nên “nóng” hơn bao giờ hết. Ngay lập tức, rất nhiều facebook rần rần chia sẻ bài viết trên.

Trong đó, nhiều facebook có tiếng nói với mạng xã hội như Nhà báo Trần Đăng Tuấn cũng đã dẫn lại link bài gốc với dòng mô tả thể hiện sự bất ngờ: “Nếu đúng thế thì không còn gì để nói. Điều lạ là sao sự việc từ đầu tháng 6 mà bây giờ mới được nói ra?”.

Rất nhiều thắc mắc gần giống với nhà báo Trần Đăng Tuấn cũng được đưa ra mổ xẻ: “Sao phóng viên thì biết mà hàng trăm người có thẩm quyền của Tỉnh và Huyện lại không biết?” - nickname Hồng Mã lên tiếng.

Khi thông tin gây chấn động dư luận trên được tung ra, mạng xã hội ngày hôm nay trở nên “nóng” hơn bao giờ hết.

Cũng cảm thấy bất ngờ trước sự việc trên, facebook D.N.Đ bày tỏ sự thất vọng hoàn toàn: “Không đổ xuống biển được nữa ta mang lên rừng chôn!”.

Facebooker Phuong Luu thì vô cùng bức xúc: “Nếu không chấm dứt hoạt động của khối ung nhọt này thì nhiều thế hệ của đất nước này sẽ phải hứng chịu hậu quả. Tại sao nhìn thấy trước điều đó mà không tránh?”.

Bạn đọc T.H thảng thốt: “Khủng khiếp, một tội ác không thể biện minh” hay “Đây là việc làm hết sức nguy hiểm vì có thể trong lớp bùn đó còn chứa rất nhiều kim loại nặng, có thể gây ra nhiều hậu quả khôn lường” - độc giả Phuong Ng. tỏ rõ sự lo lắng.

Độc giả Vinh Tnt phẫn nộ: “Ô nhiễm nguồn đất thì cứ xác định ra đi luôn. Sao tàn ác thế? Mất biển mất cả đất sao? Thật không thể tin nổi”. Nhiều người dùng mạng khác cũng liên tiếp tỏ rõ sự phẫn uất bởi cho “Đây là điều cực kỳ dã man”, “Hủy diệt môi trường sống”...

Trong khi đó, độc giả Bùi Định lại đưa ra những lý lẽ và mong muốn cơ quan chức năng sớm vào cuộc: “Khu vực này sau sẽ thành vùng đất chết và nguy hiểm như chất độc màu da cam ngấm vào nước sinh hoạt. Yêu cầu phạt và đóng cửa nhà máy, không sau này sẽ mang hậu quả khủng khiếp cho dân Kỳ Anh nói riêng và Việt Nam nói chung”.

Đồng quan điểm với độc giả Bùi Định, độc giả Hà Cô Tô cũng mong muốn: “Đề nghị các cơ quan chức năng vào cuộc, làm rõ sự việc và xử lý hình sự đối với những con người đã cố tình tiếp tay cho những hành vi hại dân hại nước như thế này”.

Nhiều độc giả, người dùng mạng thể hiện sự bức xúc, phẫn nộ...

“Nên đóng cửa nhà máy Formosa ngay lập tức. Cứ như thế này thì Việt Nam đánh đổi tăng trưởng kinh tế bằng ô nhiễm môi trường với cái giá khá đắt”, là nhận định của độc giả Hà Hồng.

Song song với những bình luận trên, khi đọc bài báo này, nhiều facebooker và các bạn đọc đã dành nhiều tình cảm của mình gửi lời cảm ơn chân thành và biểu dương nhiệt liệt đến nhóm PV Báo Người Đưa Tin đã dũng cảm thực hiện bài có thông tin chấn động: “Hoan nghênh các phóng viên báo Người Đưa Tin. Làm những tin tức như vậy mới gọi là làm báo có tâm...”.

Độc giả D.V cũng biểu dương: “Cảm ơn các nhà báo dũng cảm! Để xem vụ này họ xử lý thế nào”.

Nhiều facebooker và các bạn đọc đã dành nhiều tình cảm của mình gửi lời cảm ơn chân thành và biểu dương nhiệt liệt đến nhóm PV Báo Người Đưa Tin đã dũng cảm thực hiện bài có thông tin chấn động.

Độc giả Tạ Minh Đức đã có lời chia sẻ dài đầy dứt khoát và đầy tâm huyết: “Người Việt có tính vị tha "đánh kẻ chạy đi không đánh người chạy lại”. Nhưng trong cuộc sống, kẻ gian xảo bao giờ cũng là người gian xảo dù bất kỳ ở môi trường nào. Không ai lúc nào cũng canh chừng kẻ gian xảo được....

Hiện số lượng bạn đọc và những người dùng mạng vẫn đang tiếp tục chia sẻ bài viết liên quan đến “đường đi” của rác thải ở Formosa Hà Tĩnh đã lên tới con số hàng trăm ngàn. Bên cạnh những bình luận thể hiện sự bức xúc, phẫn nộ trước thông tin trên, cộng đồng mạng đang truyền tay nhau lời kêu gọi “Hãy share (chia sẻ) và lên tiếng vì sức khỏe cộng đồng”.

Theo Người đưa tin

Theo: ANTT/NĐT
Thích và chia sẻ bài viết này :
Tags :
Tin liên quan
Mọi góp ý tin bài cho chúng tôi vui lòng gửi vào email: antt.toasoan@gmail.com
Đang phổ biến