Nhiều khu công nghiệp tại Tp.HCM đã được Sở Tài nguyên Môi trường đề xuất giải pháp tháo gỡ vướng mắc về giải phóng mặt bằng.
Sở Tài nguyên Môi trường Tp.HCM vừa có công văn gửi Ủy ban Nhân dân thành phố báo cáo về các khó khăn, vướng mắc liên quan đến công tác bồi thường giải phóng mặt bằng, hỗ trợ, tái định cư tại các khu chế xuất, khu công nghiệp trên địa bàn thành phố.
20 năm chưa thu hồi đất, hàng trăm hộ chưa di dời
Theo Sở Tài nguyên Môi trường, hiện thành phố còn 11 khu công nghiệp chưa hoàn thành bồi thường giải phóng mặt bằng với tổng diện tích đất bị “kẹt” là hơn 100ha cùng hàng trăm hộ dân chưa di dời.
Trong đó, đáng chú ý có khu hoạt động 20 năm rồi như khu công nghiệp Tân Bình (tại quận Tân Phú) do Công ty Cổ phần sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu dịch vụ và đầu tư Tân Bình làm chủ đầu tư còn 0,29ha chưa bồi thường, giải phóng mặt bằng. Phần diện tích này đang bị tranh chấp, 20 năm qua vẫn chưa thực hiện được công tác thu hồi đất.
Hay khu công nghiệp Vĩnh Lộc tại Bình Chánh do Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu và đầu tư Chợ Lớn (Cholimex - thành lập từ năm 1997), nhưng hiện còn gần 13 ha đất của 62 hộ dân chưa bồi thường xong.
Cũng tại huyện Bình Chánh, còn 2 dự án khác là khu công nghiệp Lê Minh Xuân do Công ty TNHH MTV Đầu tư Kinh doanh nhà Khang Phúc làm chủ đầu tư vẫn chưa giải phóng xong mặt bằng. Thời điểm năm 2011, trên 6,9 ha đất chưa bồi thường của dự án này có 142 hồ sơ, với giá bồi thường khoảng 70 tỷ đồng. Đến năm 2020 thì khu vực đó đã bị xây dựng dày đặc với 535 căn nhà, dự kiến số tiền bồi thường lên tới 475 tỷ đồng (chưa tính chi phí tái định cư doanh nghiệp phải chuẩn bị do nhận chuyển chuyển nhượng theo giá thị trường), tăng 405 tỷ đồng so với năm 2011.
Khu công nghiệp Lê Minh Xuân 3 của Công ty cổ phần Đầu tư Sài Gòn VRG cũng đang vướng phương án hệ số điều chỉnh giá đất để tính bồi thường, hỗ trợ tái định cư dự án. Đến nay, giá đất trên vẫn chưa được Hội đồng thẩm định giá đất phê duyệt.
Tại huyện Củ Chi, khu công nghiệp Tân Phú Trung của Công ty Cổ phần Phát triển đô thị Sài Gòn Tây Bắc còn tồn tại 33 trường hợp (diện tích 33,02ha); khu công nghiệp Đông Nam của Công ty Cổ phần Đầu tư Sài Gòn VRG được phê duyệt từ năm 2008, thành lập từ năm 2010, nhưng đến nay còn 12 hộ dân (diện tích 1,56ha) không đồng ý bàn giao mặt bằng.
Khu công nghiệp Cơ khí ô tô Thành phố do Công ty Cổ phần Hoà Phú làm chủ đầu tư được chấp thuận đầu tư từ năm 2014, hiện dự án còn 7 hộ dân chưa đồng ý nhận tiền bồi thường. Dự án cũng chưa bàn giao mặt bằng và 13 ngôi mộ chưa di dời (khoảng 2,289ha đất) do không đồng ý đơn giá bồi thường.
Trên địa bàn quận Bình Tân, thì khu công nghiệp Tân Tạo do Công ty Tân Tạo làm chủ đầu tư, hiện còn 7 hộ dân (khoảng 1,59 ha đất); Khu công nghiệp Tân Tạo mở rộng còn 17 hộ dân (diện tích 3,44 ha) chưa nhận bồi thường, giải phóng mặt bằng. Theo báo cáo, từ năm 2015 đến nay chủ đầu tư không hợp tác với Ủy ban Nhân dân quận Bình Tân để thực hiện công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng.
Còn khu công nghiệp Cát Lát (Thành phố Thủ Đức) do Công ty TNHH MTV Dịch vụ Công ích Quận 2 làm chủ đầu tư có 5,57ha (thuộc phần mở rộng 2) chưa thoả thuận, bồi thường. Ngoài ra, dự án còn phần diện tích 3.750m2 đất thuộc khoảng hở của 2 ranh giao đất (Khu công nghiệp và đường Võ Chí Công) chưa thực hiện bồi thường, thu hồi đất.
Trên địa bàn huyện Nhà Bè cũng có dự án xây dựng và kinh doanh cơ sở hạ tầng kỹ thuật Khu công nghiệp Hiệp Phước (giai đoạn 2) còn 40,42ha chưa bồi thường.
Giải pháp cụ thể cho từng trường hợp
Thông qua rà soát, Sở Tài nguyên Môi trường Tp.HCM đã đánh giá nguyên nhân cũng như trách nhiệm của các bên liên quan và đề xuất các giải pháp giải quyết cụ thể cho từng trường hợp.
Ví như với dự án khu công nghiệp Lê Minh Xuân 3, Sở cho biết: hiện đã có Kết luận thanh tra của Thanh tra Thành phố về việc dự án này chưa đảm bảo đầy đủ trình tự thủ tục theo quy định của Luật Đất đai (năm 2013) khi chưa hoàn thành việc bồi thường, giải phóng mặt bằng cho các hộ gia đình, cá nhân; Công ty Công ty cổ phần Đầu tư Sài Gòn VRG không thực hiện ký quỹ để đảm bảo thực hiện dự án đầu tư.
Không chỉ khu công nghiệp trên, mà cả Dự án Khu dân cư - Tái định cư liền kề Khu công nghiệp Lê Minh Xuân 3, Khu công nghiệp Lê Minh Xuân 2 cũng chưa đảm bảo đầy đủ trình tự thủ tục theo quy định của Luật Đất đai (năm 2013).
Từ đó, Sở Tài nguyên và Môi trường kiến nghị Ủy ban Nhân dân Tp.HCM ban hành quyết định cho thuê đất theo đúng trình tự, thủ tục của pháp luật sau khi Ủy ban Nhân dân huyện Bình Chánh và Công ty cổ phần Đầu tư Sài Gòn VRG hoàn tất bồi thường đối với diện tích đất được cho thuê và đã bàn giao mặt băng, để làm cơ sở thực hiện các bước tiếp theo.
Với khu công nghiệp Vĩnh Lộc, dự án này đang gặp vướng mắc không thể tiếp tục bồi thường thu hồi đất, bởi Quyết định số 1586/QĐ-UB-KT ngày 7/4/1997 của Ủy ban Nhân dân Tp.HCM về việc di chuyển dân cư và ban hành Bản quy định đền bù, trợ cấp thiệt hại, bố trí tái định cư đã hết hiệu lực.
Sở Tài nguyên và Môi trường kiến nghị Ủy ban Nhân dân Tp.HCM giao Sở Tư pháp tham mưu khôi phục hiệu lực pháp luật của Quyết định số 1586/QĐ-UB-KT để chủ đầu tư là Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu và đầu tư Chợ Lớn (Cholimex) lập kế hoạch thực hiện công tác bồi thường hỗ trợ, tái định cư cho các hộ dân còn lại có đất bị ảnh hưởng bởi dự án.
Với dự án Đầu tư Xây dựng và Kinh doanh Hạ tầng Kỹ thuật khu công nghiệp Lê Minh Xuân (Khang Phúc), Sở Tài nguyên và Môi trường kiến nghị Ủy ban Nhân dân Tp.HCM làm rõ nguyên nhân, trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân có liên quan đối với công tác quản lý xây dựng từ năm 2011 đến nay để có phương án xử lý phù hợp.
Đối với vướng mắc ở khu công nghiệp Cát Lái giai đoạn II (Thành phố Thủ Đức), Sở Tài nguyên và Môi trường Tp.HCM đang khẩn trương xem xét để tham mưu Ủy ban Nhân dân Thành phố xử lý đối với kiến nghị của Công ty TNHH MTV Dịch vụ Công ích Quận 2 về việc chấp thuận chủ trương thu hồi đất để thực hiện dự án đối với phần mở rộng và khoảng hở của 2 ranh giao đất.
Với trường hợp Khu công nghiệp Tân Phú Trung (huyện Củ Chi), trên cơ sở rà soát và kiểm tra hiện trạng, Sở Tài nguyên và Môi trường kiến nghị: với phần diện tích đúng mục đích sử dụng, doanh nghiệp thực hiện chỉnh trang phù hợp với quy hoạch; với phần diện tích là đất nông nghiệp, thì ưu tiên cho thuê lại theo giá cho thuê đất của khu công nghiệp và chỉ trường hợp doanh nghiệp không đồng ý, thì mới di dời, giải phóng mặt bằng.
Để làm được điều này, Ủy ban Nhân dân huyện Củ Chi cần chỉ đạo Hội đồng Bồi thường dự án khẩn trương trình duyệt và bổ sung đơn giá đất cơ sở sản xuất, kinh doanh vào phương án bồi thường của dự án.
Các dự án còn lại sẽ tiếp tục được Sở Tài nguyên và Môi trường Tp.HCM rà soát, xem xét và có kiến nghị xử lý cụ thể.
Theo Sở Tài nguyên Môi trường Tp.HCM, hiện thành phố còn 11 khu công nghiệp chưa hoàn thành bồi thường giải phóng mặt bằng với tổng diện tích đất bị “kẹt” là hơn 100ha cùng hàng trăm hộ dân chưa di dời. |
Tác giả: Đức Minh
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Mua bán Opal Skyline bình dương
- xe nâng điện toyota cũ
- Đồng hồ nước thải
- cối xay đậu nành
- máy rửa xe
- Phú Khang chuyên cung cấp Quạt thông gió vuông Chính hãng
- Đại lý dụng cụ cắt Sumitomo
- cho thuê máy photo màu
- https://theparisvinhomesoceanpark.com/
- Giá bán Ruby park phúc lợi Long Biên
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy