Dòng sự kiện:
Giàn khoan Ấn Độ nhắm mục tiêu vào tàu ngầm của Trung Quốc
27/08/2015 07:37:10
Ấn Độ và Australia sẽ tập trung vào chiến tranh chống tàu ngầm trong cuộc tập trận hải quân chung đầu tiên, báo hiệu sự phát triển mối quan hệ chiến lược để chống lại hoạt động gia tăng xâm phạm của Trung Quốc ở Ấn Độ Dương.

Tin liên quan

Thủy thủ hải quân Ấn Độ trên một chiếc thuyền cao su bơm hơi vượt qua các tàu chiến hải quân Naval Dockyard ở Mumbai. Photo: Bloomberg

Các cuộc tập trận chiến tranh sẽ bắt đầu từ ngày 11 tháng 9 tại cảng Visakhapatnam của Ấn Độ trong vịnh Bengal bao gồm các bài tập để bảo vệ một tàu chở dầu chống lại sự tấn công của tàu ngầm. Khu vực này gần vùng biển mà Trung Quốc đã triển khai một tàu ngầm hạt nhân lần đầu tiên vào năm ngoái, cũng như cảng Sri Lanka, nơi đã có một đơn vị triển khai tàu ngầm hạt nhân. Điều đó gây ra sự náo động cho các bộ ngoại giao.

Có nhiều"tiềm ẩn của sự tăng căng thẳng an ninh ở Ấn Độ Dương," thuyền trưởng Sheldon Williams, cố vấn quốc phòng tại Cao Ủy Úc ở New Delhi cho biết. "Trụ sở làm việc của chúng tôi ngay giao giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương. Chúng tôi có trách nhiệm cao đối với an ninh của nó.”

Giàn khoan là công cụ mà các cường quốc trên thế giới sử dụng để phô trương tầm ảnh hưởng của họ. Chiếm tuyến đường biển Ấn Độ Dương chiếm gần một nửa lượng giao dịch thương mại của thế giới bao gồm cả 80 % lượng dầu nhập khẩu của Trung Quốc.

"Chúng ta đang chứng kiến cuộc đọ quyền lực ở Ấn Độ Dương," Rory Medcalf, hiệu trưởng trường cao đẳng An ninh Quốc gia tại đại học Quốc gia Australia ở Canberra nói. "Hợp tác an ninh giữa Ấn Độ, Mỹ và các đồng minh của họ sẽ là mối đe dọa lớn đối với Trung Quốc."

Trò chơi chiến tranh

Úc sẽ sử dụng máy bay Lockheed Martin Corp P-3 để chống tàu ngầm do thám, tàu ngầm Collins, tàu chở dầu và tàu khu trục, Williams nói. Trong đó Ấn Độ sẽ triển khai là máy bay tầm xa P-8 chống tàu ngầm Boeing Co và những tàu nhỏ sản xuất tại nội địa để hỗ trợ, phát ngôn viên hải quân Captain DK Sharma cho biết.

Vào tháng sau, Ấn Độ và Mỹ sẽ tiến hành cuộc tập trận mà Đại sứ Mỹ Richard Verma mô tả như là cuộc tập trận phức tạp nhất giữa hai quốc gia. Nhật Bản đã được mời tham gia.

Trung Quốc đã xâm phạm một khu vực Ấn Độ được coi là khu vực cai trị truyền thống bởi Ấn Độ để xây dựng cảng ở Pakistan và Sri Lanka, và một đường ống dẫn dầu tới bờ biển của Myanmar. Chủ tịch Tập Cận Bình cũng đã vận động Maldives, Seychelles và Sri Lanka tham gia dự án trẻ hóa thương mại con đường tơ lụa của mình.

Đáng báo động nhất đối với Ấn Độ đó là việc Trung Quốc triển khai tàu ngầm gần bờ biển của nước này. Một tàu ngầm hạt nhân tuần tra hai tháng ở Vịnh Aden trong sứ mệnh chống cướp biển cuối năm trước, theo báo cáo phương tiện truyền thông Ấn Độ dẫn lời một cố vấn của Bộ Ngoại giao Trung Quốc tới đại sứ quán Ấn Độ tại Bắc Kinh.

Một tàu ngầm của Trung Quốc cũng xuất hiện trong cảng Sri Lanka Colombo cho "mục đích bổ sung" vào tháng Chín và tháng Mười Một. Ấn Độ cho biết một tàu ngầm Trung Quốc cập cảng vào tháng Năm và tháng Bảy ở Pakistan.

Nguyên tắc - dựa vào luật lệ

Những bước đi này của Trung Quốc buộcThủ tướng Narendra Modi Ấn Độ liên minh chặt chẽ hơn với Mỹ và dùng cách tiếp cận "dựa trên luật lệ" cho an ninh hàng hải. Luật lệ trên đang bị đe dọa bởi những nỗ lực của Trung Quốc khẳng định chủ quyền lãnh thổ ở Biển Đông bằng việc xây dựng các hòn đảo nhân tạo và đường băng.

Trong khi Australia không hề đứng về bên nào trong tranh chấp Biển Đông, họ đang quan tâm đến các hoạt động khai hoang đất của Trung Quốc, Williams nói.

"Chắc chắn, sự căng thẳng gây ra là không tốt cho bất cứ ai, đặc biệt là tiềm ẩn chiến tranh quân sự ở khu vực này," ông nói.

Trung Quốc dường như không hề có ý tránh lé. Các nhà lãnh đạo Bắc Kinh mong muốn đạt được một thỏa thuận tự do thương mại với Sri Lanka vào cuối năm nay và công bố sẽ viện trợ nhiều hơn 350 triệu  đôla vào tháng trước.

"Ấn Độ một mình không thể đảm bảo an ninh của Ấn Độ Dương, ngay cả khi nó là sân sau của họ," China Daily cho biết trong một bài xã luận. "Nếu Thái Bình Dương là đủ lớn để chứa Trung Quốc và Mỹ, thì Ấn Độ Dương cũng sẽ đủ lớn để chứa Ấn Độ và Trung Quốc."

Thúy Anh (Bloomberg)

Theo: ANTT/NĐT
Thích và chia sẻ bài viết này :
Tags :
Tin liên quan
Mọi góp ý tin bài cho chúng tôi vui lòng gửi vào email: antt.toasoan@gmail.com
Đang phổ biến