Theo đó, để chủ động ứng phó với mùa mưa lũ sắp tới, đồng thời nhận thức một cách đầy đủ về những khó khăn sẽ gặp phải khi thiên tai xảy ra trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19, UBND tỉnh Hà Tĩnh yêu cầu các địa phương, đơn vị lập phương án ứng phó với từng cấp độ rủi ro khi có thiên tai xảy ra trong bối cảnh dịch bệnh phức tạp và phải hoàn thành trước ngày 20/9/2021.
TP Hà Tĩnh ngập tràn trong nước vào trận mưa lũ lịch sử năm 2020 (Ảnh: Thanh Hải)
Cụ thể, UBND tỉnh Hà Tĩnh yêu cầu UBND các huyện, thành phố, thị xã: Tổ chức tuyên truyền rộng rãi đến tận mọi người dân về việc tổ chức phòng, chống thiên tai trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 nhằm nâng cao nhận thức cho mọi người dân biết về mối hiểm họa khi thiên tai xảy ra trong bối cảnh dịch bệnh đang phức tạp để người dân chủ động hơn trong công tác phòng tránh, ứng phó; đảm bảo thông tin đến được với tất cả mọi người dân, nhất là đối với người dân vùng sâu, vùng xa khu trung tâm hành chính, vùng còn thiếu thông tin.
Đồng thời, rà soát, bổ sung phương án chỉ huy, điều hành của Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn của các địa phương trong bối cảnh thiên tai xảy ra với cấp độ rủi ro cao nhất mà địa phương đang phải thực hiện giãn cách xã hội để chống dịch theo Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ.
Chuẩn bị đầy đủ trang thiết bị, vật tư, nhu yếu phẩm cần thiết vừa đảm bảo công tác thường trực tham mưu ứng phó với thiên tai, vừa đảm bảo phòng chống dịch theo phương châm “4 tại chỗ” để sẵn sàng ứng phó kịp thời, hiệu quả trong điều kiện sự hỗ trợ từ bên ngoài gặp nhiều hạn chế.
Các lực lượng cứu hộ người dân trong mùa mưa lũ 2020
Đối với phương án sơ tán dân: Tiến hành rà soát, bổ sung cho phù hợp với tình hình hiện nay; kiểm tra, rà soát cụ thể các địa điểm sơ tán theo kế hoạch, hạn chế tối đa việc sơ tán tập trung nhằm đảm bảo an toàn chống dịch bệnh; tại các điểm sơ tán phải bố trí cán bộ chỉ huy và phân công trách nhiệm cụ thể để vừa đảm bảo an toàn, an ninh trật tự vừa đảm bảo công tác phòng chống dịch và chuẩn bị đầy đủ lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm, vật tư, y tế phòng dịch cho người dân ở nơi sơ tán.
Các cơ sở dự kiến sơ tán dân vừa đảm bảo có sức chống chịu với thiên tai, nhưng phải có đủ điều kiện để thực hiện giãn cách theo quy định phòng, chống dịch COVID-19 của Bộ Y tế. Chuẩn bị tốt các kịch bản cụ thể nhằm tổ chức di chuyển sớm người dân vùng có nguy cơ cao đến nơi sơ tán trước khi thiên tai xẩy ra tuyệt đối không bị động.
Rà soát, bổ sung lực lượng xung kích cơ sở (kể cả lực lượng dự phòng), bố trí kinh phí để mua đầy đủ kịp thời các trang thiết bị cho lực lượng xung kích phòng chống thiên tai; lập danh sách các lực lượng phải huy động để ứng phó với thiên tai trong tường hợp dịch bệnh phức tạp…
Vật nuôi bị chết, hàng trăm tấn lúa của người dân hư hỏng do bị nhấn chìm trong lũ
Lên phương án đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người và tài sản tại các cơ sở cách ly tập trung; phương án đảm bảo an toàn cho các cơ sở y tế, nhất là các cơ sở khám và điều trị (kể cả cơ sở khám và điều trị dã chiến) cho công dân nhiễm COVID-19 trong trường hợp thiên tai xảy ra.
Chuẩn bị đầy đủ cơ sở vật chất, nhu yếu phẩm cần thiết đảm bảo cho người dân ở các khu cách ly, khu điều trị người bị nhiễm COVID-19 có đủ khả năng ứng phó với thiên tai với cấp độ rủi ro cao nhất trong thời gian ít nhất là 7 ngày.
Rà soát, bổ sung phương án cụ thể nhằm đảm bảo an toàn cho các lực lượng tham gia kiểm soát dịch bệnh COVID-19 tại tất cả các chốt trên địa bàn khi có thiên tai xảy ra.
Lập kế hoạch ưu tiên tiêm vắc-xin cho người dân trong vùng có nguy cơ cao phải tổ chức sơ tán dân đến địa điểm tập trung để hạn chế thấp nhất lây lan dịch bệnh trong quá trình sơ tán dân và tại nơi sơ tán.
Tập trung chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ xây dựng các công trình phòng, chống thiên tai, đặc biệt là các hồ chứa, hệ thống đê điều và các cơ sở hạ tầng phòng chống thiên tai đã được cấp nguồn đảm bảo an toàn trong mùa mưa, bão.
Dự án Kè chống sạt lở hai bờ khe Bình Lạng sau nhiều năm triển khai vẫn còn dang dở
Tăng cường, chủ động hương án kết nối, chỉ đạo trực tuyến và ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ cho công tác chỉ đạo, chỉ huy điều hành ứng phó với thiên tai, dịch bện phù hợp với tình hình và điều kiện cụ thể của từng địa phương.
Phương án ứng phó với từng cấp độ rủi ro khi có thiên tai xảy ra trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 phức tạp yêu cầu các địa phương, đơn vị phải hoàn thành trước ngày 20/9/2021 và gửi về Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh tổng hợp, tham mưu cho UBND tỉnh trong công tác chỉ đạo.
Trước đó, vào năm 2020, trận mưa lũ lịch sử ở Hà Tĩnh đã khiến 118 xã, phường, thị trấn bị ngập, với 42.456 hộ/151.288 người của 11 huyện, thành phố bị ngập lụt. Toàn tỉnh đã tổ chức sơ tán 18.771 hộ với 59.268 người.
Tài sản của nhân dân tại các xã bị ngập sâu: Nhà cửa, các đồ dùng gia đình, vật dụng, hàng hóa, lương thực, gia súc, gia cầm thiệt hại rất lớn. Hơn 132ha lúa mùa, nhiều diện tích cây ăn quả và hoa màu; 2.317ha diện tích nuôi trồng thủy sản bị ngập và thiệt hại.
Phương Nam
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy