Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế vừa tổ chức buổi khảo sát thực tế và tọa đàm về phương án bảo tồn bức tranh Cửu Long Ẩn Vân tại điện Đại Hùng, chùa Diệu Đế, TP Huế.
Buổi khảo sát và tọa đàm có các thành viên Hội đồng khoa học nghệ thuật thuộc Trung tâm, đại diện Hội đồng trị sự Nguyễn Phước tộc Huế, Hòa thượng Thích Hải Ấn, trụ trì chùa Từ Đàm, đại diện Sở Xây dựng và một số chuyên gia có kinh nghiệm trong lĩnh vực bảo tồn.
Sau khi khảo sát, các thành viên tham gia đã có cuộc thảo luận sôi nổi về lịch sử, giá trị và các giải pháp nhằm bảo tồn bức tranh Cửu Long Ẩn Vân hiện đang dần hư hỏng.
Tương truyền, bức bích họa Cửu Long Ẩn Vân trên trần điện và 4 cột trụ tại nội điện được nghệ nhân cung đình Phan Văn Tánh là người thực hiện vào năm 1953.
Một phần bức tranh Cửu Long Ẩn Vân ( Ảnh: Di sản Huế)
Bức tranh này từng được Trung tâm sách Kỷ lục Việt Nam công nhận là bức tranh trần lớn nhất Việt Nam vào tháng 3/2008. Mỗi con rồng một vẻ, tất cả đều oai phong lẫm liệt toát lên cái thần của con vật linh thiêng, uy quyền nhất trong 12 con giáp.
Trải qua hơn 60 năm tồn tại, công trình điện Đại Hùng đã bị xuống cấp khá nghiêm trọng, trần điện bị nứt võng một số nơi và đã được tu sửa, dặm vá. Điện Đại Hùng bị hư hỏng dẫn đến bức tranh tường đứng trước nguy cơ bị "biến mất" theo thời gian.
Để phục vụ việc khảo sát, TS. Phan Thanh Hải, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đã đề nghị chùa Diệu Đế tạo điều kiện cho các chuyên gia, nhà nghiên cứu tiếp tục khảo sát đánh giá về chất lượng công trình, độ bền và tuổi thọ của các loại vật liệu, nhất là khu vực trần điện và hệ khung mái, đồng thời đề nghị các thành viên tiếp tục nghiên cứu để bổ sung tài liệu và đề xuất các giải pháp phù hợp hơn.
Để đảm bảo cho công tác lưu trữ, nghiên cứu và phục hồi tác phẩm, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô đã cho scan 3D toàn bộ bức tranh Cửu Long Ẩn Vân.
Chùa Diệu Đế tọa lạc tại TP Huế
Chùa Diệu Đế có diện tích 10.000m2, tọa lạc tại đường số 110 Bạch Đằng, phường Phú Cát, TP Huế. Đây từng là khu vườn đẹp nổi tiếng với cảnh sắc thơ mộng thuộc làng cũ Du Ninh hồi thế kỷ 17.
Ngôi chùa là nơi hoàng tử Miên Tông ra đời (tức vua Thiệu Trị sau này). Vua Thiệu Trị sau khi lên ngôi đã cho xây dựng chùa Diệu Đế vào năm 1844 theo lối kiến trúc cổ truyền Việt Nam nhằm mục đích cầu quốc thái dân an.
Trải qua thời gian, các hạng mục di tích đã xuống cấp trầm trọng dù đã qua nhiều lần trùng tu trước đó.
Dự án trùng tu chùa Diệu Đế dự kiến thi công trong 3 năm với tổng kinh phí 32 tỷ đồng. Dự án sẽ được các đơn vị chuyên môn của tỉnh và Trung tâm bảo tồn di tích Cố đô Huế tham gia tư vấn.
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy