Dòng sự kiện:
Khi người Trung Quốc “chán” làm thuê
19/07/2016 15:00:20
ANTT.VN - Nhiều công nhân nhà máy từ nông thôn lên Thâm Quyến và một số khu công nghiệp khác tại Trung Quốc đã bắt đầu trở về quê hương khởi nghiệp nhờ chính sách hỗ trợ từ địa phương.

Tin liên quan

Làn sóng di cư

Vào ngày chủ nhật (17/7), nhà máy Foxconn Technology trên đường Guanlan, Thâm Quyến vắng vẻ lạ thường. Điều này gây ngạc nhiên với người dân địa phương bởi bình thường, con đường này nhộn nhịp công nhân nhà máy đến mua đồ dùng sinh hoạt: chiếu tre, quạt điện, dép tông, dầu gội…

Theo Cục thống kê quốc gia Trung Quốc, lượng người di cư từ các vùng quê nước này tăng 0,4% lên tổng 169 triệu người năm 2015. Trong đó, lượng người di cư hồi hương là 1,2 triệu, tăng mạnh với mức 520.000 người năm 2011. Nhiều người di cư với mục đích đơn giản là chuyển tới các thị trấn gần đó để sống và làm việc.

Lượng người về quê hương khởi nghiệp ngày càng tăng tại Trung Quốc (Ảnh: Bloomberg)

Tuy nhiên, theo chuyên gia phân tích Tom Miller tại Gavekal Dragonomics, Bắc Kinh, lượng người di cư làm thuê sẽ giảm trong năm 2016 do chính sách hỗ trợ dành riêng cho “những người hồi hương” tại chính quyền địa phương cũng như chính sách thúc đẩy phát triển nội địa của Trung Quốc.

Miller nhận định: “Làn sóng di cư từ nông thôn lên thành phố bắt đầu yếu dần”.

Theo khảo sát của Học viện Khoa học Xã hội Trung Quốc tháng 4/2016, ½ dân nông thôn nước này không muốn tới thành phố với những lý do như: chăm sóc cha mẹ, con nhỏ, không quen với cuộc sống thành thị… 2/3 những người di cư cho biết họ đang có ý định trở về quê hương.

“Mang Ngỗng về làng”

Đây là một chính sách của tỉnh Qúy Châu, Trung Quốc. Hiện tại, tỉnh này đang hỗ trợ đào tạo kinh doanh, miễn giảm thuế, cho vay lãi suất thấp đối với các doanh nghiệp khởi nghiệp, trong đó lĩnh vực du lịch được ưu tiên hàng đầu.

Ông Sun Zhe, chủ tịch GoHome, một website du lịch truyền thống tại tỉnh Qúy Châu chia sẻ: “Từ những năm 1980, nông thôn Trung Quốc đã phụ thuộc vào sản xuất và chế biến. Bây giờ đã đến lúc phát triển nông thôn nhờ dịch vụ và du lịch”.

Anh Mo Wangqing rời quê hương từ năm 18 tuổi (1997) để lập nghiệp. Năm 2015, anh đã trở lại quê hương, mở một trại nuôi cá. Anh cũng dự định mở thêm nhà hàng tại Binghuacun và sử dụng cá trong trang trại mình nuôi làm nguyên liệu chính.

“Trước đó, chúng tôi sống bằng nghề trồng lúa, ngô và tiền con cái đi làm xa gửi về. Bây giờ, con cái đã về làng đem theo nhiều kỹ năng mới, như hiểu biết về máy tính”, ông Mo Bochun, cán bộ làng Binghuacun chia sẻ.

Đồng quan điểm lập nghiệp tại quê hương, anh Shi Wenjian cũng từ bỏ cuộc sống “làm thuê” nơi thành thị, đầu tư một trang trại hữu cơ kết hợp khu nghỉ dưỡng du lịch Phát triển Nông nghiệp sinh thái Qianlafang, cách nhà anh 70km.

Nguyên nhân chính anh Shi về làng là “Bố mẹ tôi già rồi, tôi muốn về quê để tiện chăm sóc họ”.

Shi Wenjian thành công với trang trại hữu cơ tại địa phương (Bloomberg)

Nhiều người di cư bắt đầu nhận ra những thứ họ phải đánh đổi khi sống xa ra đình. “Tôi từng rất cô đơn khi lớn lên thiếu vắng tình thương của cha mẹ”, quản lý Pan Guofen, 23 tuổi, tại Qianlafang ngậm ngùi. Trước đó, Pan từng sống với bà khi bố mẹ đi làm thuê xa.

Hiện nay, chính quyền Trung Quốc cũng đưa ra những hướng dẫn, khuyến khích công dân di cư, sinh viên đại học, lính giải ngũ… khởi nghiệp trên chính quê hương họ. Các biện pháp bao gồm đơn giản hóa thủ tục thành lập công ty, giảm thuế thu nhập, thiết lập khu vực đầu tư đặc biệt cho dự án khởi nghiệp của họ.

Khang Khang (Theo Bloomberg)

Theo: ANTT/NĐT
Thích và chia sẻ bài viết này :
Tags :
Tin liên quan
Mọi góp ý tin bài cho chúng tôi vui lòng gửi vào email: antt.toasoan@gmail.com
Đang phổ biến