Kinh tế tăng trưởng chậm, hàng loạt chính sách kích cầu choTrung Quốc
05/08/2015 07:46:03
Sau nhiều tháng nới lỏng tiền tệ, nền kinh tế của Trung Quốc vẫn tăng trưởng với tốc độ chậm nhất trong vòng 25 năm và hầu như chưa có dấu hiệu của một sự thay đổi ngoạn mục.

Tin liên quan

Ảnh minh họa

Đó là phép kích thích từ các nhà hoạch định chính sách, và không giống như nhiều nước khác, Trung Quốc vẫn đang nắm giữ tiềm lực lớn giúp thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới này.
Các ngân hàng trung ương vẫn còn khẳ năng để cắt giảm lãi suất hơn nữa và có một bộ công cụ ngày đủ mạnh để kích cầu. Trung Quốc hiện có hơn 3.69 triệu tỉ đôla dự trữ ngoại hối và dư nợ chính phủ của quốc gia này tương đối thấp, điều đó đồng nghĩa với việc họ đang nắm giữ một kho vũ khí đủ dùng cho gói kích thích tài chính.
"Chính sách kích thích kinh tế đã thất bại trong việc thúc đẩy tổng cầu và giảm công suất dư thừa," nhà phân tích kinh tế Kevin Lai và Junjie Tang cho biết trong một nghiên cứu sau khi lĩnh vực sản xuất của các nhà máy cho thấy dấu hiệu suy yếu. "Trong môi trường hiện tại, chúng tôi hy vọng chính phủ sẽ làm bất cứ điều gì nó cần để cho thế giới biết rằng nền kinh tế của Trung Quốc vẫn đang phát triển tốt."
Dưới đây là một số biện pháp màTrung Quốc có thể lựa chọn:
1. Cắt giảm lãi suất
Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc đã cắt giảm lãi suất cho vay chuẩn xuống mức thấp kỷ lục sau khi giảm lãi suất bốn lần kể từ đầu tháng mười một. Tuy nhiên họ vẫn còn khẳ năng để hạ lãi suất sâu hơn. Lãi suất huy động một năm của ngân hàng này là 2 % và lãi suất cho vay một năm là 4.85 %, so với mức lãi suất chuẩn gần như bằng không ở Mỹ và châu Âu.
Nó cũng có thể bơm thanh khoản vào thị trường tiền tệ để thúc đẩy giảm lãi suất cho vay liên ngân hàng. Lãi suất  trên hợp đồng hoán đổi lãi suất 7 ngày, mức lãi chuẩn liên ngân hàng, đã giảm xuống dưới 2.5 % từ mức 3.5 % vào giữa tháng Sáu.
2. Cắt giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc
Ngân hàng trung ương Trung Quốc có nhiều cơ sở để hạ thấp tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với khối ngân hàng để khuyến khích cho vay. Ngay cả sau khi một loạt các cuộc cắt giảm, tỷ lệ dự trữ bắt buộc vẫn ở 18.5 % cho các ngân hàng lớn, con số cao nhất thế giới. Giảm tỷ lệ xuống 10 điểm phần trăm sẽ tung ra 13 nghìn tỷ nhân dân tệ (tương đương 2.1 triệu tỉ đôla) vốn cho các ngân hàng để cho vay, theo ước tính của Bloomberg.
3. Cho vay trực tiếp
Trung Quốc đã được thử nghiệm đề ra mục tiêu cho vay từ năm ngoái khi các ngân hàng trung ương bơm thêm 1000 tỷ nhân dân tệ hỗ trợ cho Ngân hàng Phát triển Trung Quốc, hoặc CDB, để tài trợ cho vay trong chiến dịch xóa sổ các khu phố ổ chuột.
Trong những tuần gần đây, ngân hàng trung ương Trung Quốc đã bơm hơn 48 tỉ đôla vốn vào các ngân hàng chính sách để thúc đẩy cho vay CDB, chuyên gia trong lĩnh vực này cho biết tháng trước. Ngân hàng xuất nhập khẩu Trung Quốc nhận 45 tỉ đôla, và 100 tỷ nhân dân tệ của Bộ Tài chính đã đến tay ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Trung Quốc, theo báo cáo của tạp chí Caixin.
4. Làm suy yếu đồng nhân dân tệ
Oxford Economics ước tính rằng sự mất giá tiền tệ từ 10 % đến 15 % là điều kiện cần để đưa dòng tiền  trở lại mức của12 tháng trước. Đồng nhân dân tệ tăng khoảng 13 % trong năm qua.
Thách thức đối với Trung Quốc nằm ở chỗ họ muốn đồng nhân dân tệ được chấp nhận vào giỏ của đồng tiền dự trữ bởi Quỹ Tiền tệ Quốc tế, vì vậy họ bắt buộc không được can thiệp quá mạnh vào giá trị đồng tiền. Sự mất giá một đồng tiền cũng có thể giúp kích hoạt các luồng vốn chảy ra ngoài thị trường hay biên giới quốc gia.
5. Đóng vai trò là người cho vay cuối cùng
Nếu không còn cách nào khác, ngân hàng trung ương Trung Quốc có thể mua nợ trực tiếp từ chính quyền địa phương hoặc trung ương, giống như một số các ngân hàng trung ương đã thực hiện sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Ngân hàng trung ương Trung Quốc đã đóng một vai trò quan trọng trong việc giữ dòng tín dụng cho chính quyền địa phương thiếu tiền mặt bằng cách chấp nhận tài sản thế chấp từ các ngân hàng để đổi lấy tiền mà có thể được sử dụng cho vay mới.
Nhưng tổng số nợ của Trung Quốc, bao gồm cả của các công ty, hộ gia đình và chính phủ chiếm 282 % GDP, theo Viện Toàn cầu McKinsey, đồng nghĩa với đây là lựa chọn các nhà hoạch định chính sách có thể không muốn có những bước đi quá vội vàng.
6. Chính sách chi tiêu tài chính
Chính phủ Trung Quốc có thể chi mạnh tay hơn cho xây dựng cơ sở hạ tầng trên mọi lĩnh vực từ đường ống ngầm đô thị đến các cảng mới và đường xá. Không chắc rằng chính phủ sẽ mở ra quy mô của gói kích thích tương tự như những gì đã làm sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, nhưng con số trong bảng cân đối kế toán của chính quyền trung ương vẫn ám chỉ mạnh mẽ rằng chính quyền có thể làm lặp lại việc họ đã làm. Bộ Chính trị Đảng Cộng sản đang trong tuần cuối cùng để thực hiện điều chỉnh chính sách "ưu tiên" giai đoạn hai.
Thúy Anh ( Bloomberg)
Theo: ANTT/NĐT
Thích và chia sẻ bài viết này :
Tags :
Tin liên quan
Mọi góp ý tin bài cho chúng tôi vui lòng gửi vào email: antt.toasoan@gmail.com
Đang phổ biến