Tin liên quan
Văn phòng Chính phủ vừa có Thông báo ý kiến kết luận của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải tại cuộc họp về tình hình thực hiện Đề án điều chỉnh Quy hoạch phát triển ngành than Việt Nam đến năm 2020, có xét triển vọng đến năm 2030.
Ảnh minh họa (nguồn: vimcc.vn)
Quy hoạch phát triển ngành than Việt Nam đến năm 2020, có xét triển vọng đến năm 2030 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 60/QĐ-TTg ngày 09/1/2012 (Quy hoạch 60) đã góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý, điều hành và bảo vệ nguồn tài nguyên khoáng sản của đất nước. Sau 3 năm thực hiện, cơ bản các nội dung Quy hoạch đã và đang triển khai theo đúng định hướng đề ra. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện một số vấn đề cần được cập nhật, điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tế.
Để bảo đảm chất lượng quy hoạch điều chỉnh, Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Công Thương chỉ đạo đơn vị Tư vấn phân tích kỹ nguyên nhân, sự cần thiết phải điều chỉnh Quy hoạch 60. Trong đó cần làm rõ các nguyên nhân chính làm ảnh hưởng đến sản lượng than khai thác như: Công tác khảo sát, thăm dò, đánh giá tài nguyên - trữ lượng; sự chồng lấn giữa quy hoạch phát triển ngành than với quy hoạch phát triển kinh tế xã hội, quy hoạch phát triển của các ngành trên địa bàn,…
Bên cạnh đó, so sánh, đánh giá trữ lượng các mỏ than các cấp theo quy định, để điều chỉnh sản lượng khai thác phù hợp với sự phân bố và nguồn tài nguyên than hiện có nhằm đáp ứng tốt nhất cho nhu cầu than trong nước, nhất là nhu cầu than cho sản xuất điện, góp phần bảo đảm an ninh năng lượng của đất nước.
Dự báo nhu cầu than trong nước trên cơ sở kết hợp với đề án điều chỉnh Quy hoạch điện VII để thực hiện cân đối cung cầu than theo từng chủng loại, theo từng vùng khai thác, từng khu vực tiêu thụ,… Đồng thời xác định nhu cầu nhập khẩu các chủng loại than, thị trường nhập khẩu bảo đảm tính khả thi nguồn nhập khẩu để đảm bảo cho nhu cầu thị trường.
Tổ chức hội thảo lấy ý kiến rộng rãi của các nhà khoa học đối với đề án Quy hoạch than điều chỉnh; chỉ đạo tư vấn tiếp thu, hoàn thiện, tổ chức thẩm định theo quy định, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt vào cuối năm 2015.
Phó Thủ tướng cũng yêu cầu Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam và Tổng công ty Đông Bắc nghiên cứu triển khai đầu tư đồng bộ từ thăm dò, khai thác, chế biến, cung cấp than; đẩy nhanh quá trình cơ giới hóa khai thác than hầm lò; hoàn thiện, đổi mới cơ chế quản lý, quản trị tiên tiến, phù hợp với điều kiện thực tế; tăng cường huy động các nguồn lực xã hội… nhằm nâng cao năng lực sản xuất, hiệu quả kinh doanh; đề xuất các giải pháp đảm bảo đúng tiến độ các dự án đầu tư, đặc biệt là các dự án xây dựng các mỏ than hầm lò mới.
Trong quá trình tìm kiếm, thăm dò nguồn tài nguyên than, đối với các khu vực có triển vọng, không dừng lại ở cao trình - 300 mét mà tiếp tục thăm dò phần tài nguyên dưới sâu để tiết kiệm chi phí thăm dò sau này.
Đối với các khu vực khai thác khó khăn, doanh nghiệp trong nước chưa làm chủ được công nghệ khai thác thì chủ động đề xuất kêu gọi đầu tư nước ngoài (liên doanh, 100% vốn nước ngoài,…), báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định; tổ chức tham khảo kinh nghiệm về thăm dò, khai thác than tiên tiến của các nước trong khu vực và trên thế giới để áp dụng vào điều kiện cụ thể của Việt Nam nhằm sử dụng có hiệu quả nhất nguồn tài nguyên than.
Thiên Di
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy