Tin liên quan
Nhà nghiên cứu về khoa học thần kinh và tâm lý học Daniel Levitin cho biết “quá tải thông tin đề cập đến khái niệm mà chúng ta đang cố gắng để thu thập nhiều thông tin hơn so với những gì bộ não có thể xử lý”. “Chúng ta từng nghĩ rằng con người có thể tập trung vào từ khoảng 5 đến 9 thứ cùng một lúc” – ông nói – “Giờ chúng ta đã biết rằng điều đó là không đúng sự thật. Đấy là một sự ước lượng quá điên rồ. Ý thức có thể để ý khoảng 3 thứ cùng một lúc. Nếu như bạn cố gắng để nâng con số này lên, bạn sẽ bị mất đi một vài năng lực trí tuệ cơ bản”.
Việc quá tải thông tin cũng dẫn đến một tình trạng được gọi là “ra quyết định mệt mỏi”. Đấy là lý do tại sao Albert Einstein luôn luôn mặc một bộ đồ màu xám, tại sao Steve Jobs thường mặc một chiếc áo cao cổ màu đen và vì sao Mark Zuckerberg hầu như luôn luôn đóng khung trong chiếc áo phông màu xám đã trở thành thương hiệu của mình. Họ không muốn lãng phí những năng lượng đáng giá để ra những quyết định nhỏ nhặt ví dụ như mặc quần áo gì.
Albert Einstein luôn luôn mặc một bộ đồ màu xám
Tổng thống Mỹ Barack Obama cũng thường xuất hiện trong những bộ vest tối màu
Steve Jobs thường mặc một chiếc áo cao cổ màu đen
...và Mark Zuckerberg hầu như luôn đóng khung trong chiếc áo phông màu xám để không phải lãng phí năng lượng đáng giá cho việc ra những quyết định nhỏ nhặt
Để tìm hiểu thêm, Tiến sĩ Sanjay Gupta của CNN đã nói chuyện với Levitin – Giáo sư Khoa học thần kinh về Tâm lý học và Hành vi tại Đại học McGill ở Montreal, đồng thời là tác giả của cuốn sách “Tư duy có tổ chức”.
Dưới đây là buổi trò chuyện của họ:
Tiến sĩ Sanjay Gupta: Quá tải thông tin có nghĩa là gì? Làm thế nào để biết được chúng ta đang quá tải thông tin?
Giáo sư Daniel Levitin: Nếu như bạn đang phải thực hiện một loạt các quyết định nhỏ như: Tôi nên đọc email này ngay bây giờ hay để lát nữa? Tôi có nên sắp xếp email này không? Hay tôi nên chuyển tiếp nó? Tôi có phải bổ sung thêm thông tin gì nữa không? Hay là tôi bỏ nào vào thư mục rác nhỉ? Đấy là một vài ví dụ bạn ra quyết định nhưng không thực sự có ý nghĩa. Nó khiến bạn bị đặt vào một trạng thái mệt mỏi để ra quyết định.
Thực ra, các nơron thần kinh giúp chúng ta đưa ra các quyết định, chúng là kết quả của cơ chế chuyển hóa tế bào. Quá trình này cần glucose để duy trì hoạt động và chúng không phân biệt được đâu là những quyết định quan trọng và đâu là những quyết định kém quan trọng hơn. Và có thể chúng lấy đi hầu hết năng lượng và chất dinh dưỡng để xử lý các quyết định tầm thường thay vì những quyết định có tính ảnh hưởng.
Tiến sĩ Sanjay Gupta: Khi có thêm thông tin đi vào, bộ não của chúng ta có sự thay đổi và thích nghi nào để có thể hấp thụ thêm thông tin không?
Giáo sư Daniel Levitin: Một điều khá thú vị là khi bạn căng thẳng, chúng tôi lấy ví dụ như khi có một ai đó hét vào bạn ở văn phòng, khi bạn mắc một sai lầm nào đó hoặc khi bạn mất cả một xấp tiền. Đây không phải là những vấn đề mà các tổ tiên chúng ta từ thời cổ đại với cuộc sống săn bắt và hái lượm đã có. Tổ tiên chúng ta lúc bấy giờ chỉ bị căng thẳng khi một con hổ tiến về phía họ hoặc một tảng đá lớn lăn về khu vực họ sinh sống. Đấy là một loại căng thẳng được kích thích bởi các cuộc chiến và bản năng tự vệ. Khi đó cortisol trong cơ thể sẽ tiết ra adrenalin giúp con người trở nên sẵn sàng để đối phó với một cái gì đó. Cortisol sẽ tác động để “tạm ngừng” một loạt các hệ thống không cần thiết khi con người đang chiến đấu hoặc chạy trốn.
Ngày nay, khi các văn phòng hay các tương tác xã hội thường xuyên tạo nên sự căng thẳng đồng thời bạn không có cách nào để làm giảm tải được những nhu cầu không cần thiết. Bạn không thể “chiến đấu” lại cấp trên hay thường xuyên “chạy trốn” để làm phát sinh cortisol. Các tác động khác nhau được làm gia tăng ngày càng nhiều, tạo ra những ảnh hưởng không tốt trong cơ thể chúng ta, khiến cho đầu óc chúng ta trở nên mụ mẫn do chứa quá nhiều thứ.
Tiến sĩ Sanjay Gupta: Rất nhiều các trường hợp quá tải thông tin là do tự bản thân chúng ta tạo ra. Chúng ta tìm kiếm những thông tin này, nó có sẵn. Nhưng cũng có một vài trường hợp chúng ta kiểm soát được, có phải vậy không thưa Giáo sư?
Giáo sư Daniel Levitin: Đúng vậy, nhưng chúng ta có một cơ chế vòng dopamine ở trong cơ thể. Trở lại với tổ tiên thời săn bắt và hái lượm của chúng ta, trong thời điểm lúc đấy, con người là một hành vi thích nghi để tìm hiểu các trải nghiệm và những điều mới. “Ồ! Đây là một loại cây ăn quả mới!” “Ồ, Đây là một nguồn nước mới”. Nhận ra những điều này là cực kỳ quan trọng và giúp những con người ở thời kỳ đầu nắm được các cơ hội tốt hơn để duy trì sự sống.
Rồi hệ thống này bị tấn công bởi rất nhiều điều mới như mạng internet, email, Twitter, Vine, Tumbler, Instagram. Mỗi mảnh thông tin mới cung cấp cho bạn một chút ít dopamine gây tò mò. Sau một thời gian, bạn bị thúc đẩy để khám phá nhiều hơn. Chúng ta đang khai thác hệ thống theo một cách mà chúng không được thiết kế để hoạt động như vậy. Tôi cho rằng điều này khiến chúng ta bị căng thẳng và nó cũng khiến chúng ta xao nhãng và chệch khỏi những thứ đáng ra là thực sự quan trọng nhất với chúng ta.
Tiến sĩ Sanjay Gupta: Việc đặt sự chú ý rõ ràng có ý nghĩa đầu tiên trong việc nhận ra thông tin nào là quan trọng, thông tin nào không? Đây có phải là một thách thức đối với việc quá tải thông tin?
Giáo sư Daniel Levitin: Bạn không biết những gì không liên quan cho đến khi bạn chú ý đến nó. Việc đi mua sắm là một ví dụ. Chỉ 25 năm trước đây, các siêu thị trung bình có 9.000 sản phẩm riêng biệt. Cũng như vậy, hiện nay, mỗi siêu thị có đến 40.000 sản phẩm khác nhau. Người Mỹ trung bình mua sắm hết tất cả những thứ họ cần trong khoảng 150 mặt hàng. Điều đó có nghĩa là khi bạn đang cố gắng để lấp đầy giỏ mua hàng của mình, bạn đã phải bỏ qua 39.850 mặt hàng. Để bỏ qua nó, bạn sẽ phải chú ý đến nó. Do vậy, chúng ta cần phải tập luyện một chút để tập tính kỷ luật cho mình cũng như phân bổ thời gian một cách hợp lý.
Tiến sĩ Sanjay Gupta: Có nhiều cách khác nhau để tập trung sự chú ý có phải không thưa giáo sư?
Giáo sư Daniel Levitin: Có hai trường hợp chi phối sự chú ý. Một là khi bạn đang làm việc hoặc bị thu hút bởi một cái gì thuộc sở thích hay bị cuốn vào một cuộc trò chuyện. Lúc đấy bạn đang thực sự tham gia và tập trung. Chúng tôi gọi đó là phương thức điều hành trung tâm (central executive mode).
Còn một trạng thái khác chúng tôi gọi là mạng mơ mộng (daydreaming network). Đó là khi bạn nhìn chằm chằm ra ngoài cửa sổ và không kiểm soát được suy nghĩ của mình, bạn bị dẫn dắt từ điều này sang điều khác.
Nếu chúng ta chỉ việc để cho nó qua đi, nhìn chằm chằm ra ngoài cửa sổ cho 10 hoặc 15 phút, chợp mắt một chút, hoặc để cho tâm trí của mình được đi lang thang ... Điều này có tác dụng như việc nhấn nút “khởi động lại” các nơron thần kinh trong não và đưa chúng ta trở lại với công việc với một trạng thái mới, nhiều năng lượng hơn. Một giấc ngủ ngắn 15 phút tương đương với một giờ và một nửa giấc ngủ vào đêm hôm trước. Nó có thể còn tương đương với một sự gia tăng hiệu quả trong chỉ số IQ lên 10 điểm.
Phương Phương – Theo CNN
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy