Tin liên quan
Cụ thể, theo đề xuất của VKSND tối cao, bảng lương của kiểm sát viên cơ quan này sẽ có 2 bậc, hệ số từ 8,80 đến 9,40 (quy định hiện hành là 6 bậc, hệ số từ 6,20 đến 8,00).
Thẩm tra nội dung này, UB Tư pháp của Quốc hội cho là đề xuất không phù hợp.
Chủ nhiệm UB Tư pháp Nguyễn Văn Hiện dẫn phân tích của Bộ Nội vụ, nếu quy định bảng lương của kiểm sát viên VKSND tối cao như đề nghị trên, thì lương chức danh phó viện trưởng được xếp bậc 2 hệ số lương 9,40 cộng với phụ cấp chức vụ lãnh đạo hiện hưởng là 1,30, thì có tổng hệ số là 10,70.
Khi ấy, mức này sẽ cao hơn bậc 1 hệ số lương 10,40 của Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao, Phó Chủ tịch Quốc hội, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bí thư Trung ương Đảng.
Chủ nhiệm UB Tư pháp Nguyễn Văn Hiện cho rằng chế độ tiền lương, phụ cấp phải chờ sự đổi mới trong cả hệ thống, không riêng gì ngành kiểm sát bức xúc về lương.
Với phân tích này, UB Tư pháp đề nghị, trong khi chưa có đề án tổng thể về cải cách chính sách tiền lương, ngạch kiểm sát viên VKSND tối cao và kiểm sát viên cao cấp vẫn áp dụng quy định hiện hành.
Nhưng để đảm bảo tính hợp lý và công bằng về chính sách lương giữa hai ngạch kiểm sát viên này, đa số thành viên UB Tư pháp tán thành với ý kiến của Bộ Nội vụ.
Theo đó, trong trường hợp kiểm sát viên cao cấp được bổ nhiệm kiểm sát viên VKSND tối cao, và kiểm sát viên VKSND tối cao theo luật cũ được bổ nhiệm làm kiểm sát viên VKSND tối cao theo luật mới, thì được xếp lên một bậc lương liền kề của bậc lương hiện hưởng tại thời điểm bổ nhiệm.
Giải thích về đề nghị mức lương và phụ cấp của các chức danh mới mà theo phân tích của Bộ Nội vụ là cao hơn cả Phó Thủ tướng, Viện trưởng VKSND tối cao Nguyễn Hòa Bình phân trần: “Chúng tôi đặt ra câu chuyện cao như thế này là vì phù hợp với nghị quyết của Bộ Chính trị là có chế độ đặc thù, cho nên chúng tôi đề nghị cao hơn một chút so với ngạch thông thường”.
Tuy vậy, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng lưu ý: “Những chức danh mới phải lấy mặt bằng hiện tại để quy định, không phải lấy mặt bằng mới, nếu muốn nhấc cho cao lên thì phải chờ mặt bằng chung”.
Bên cạnh nội dung trên, đề nghị bổ sung đối tượng áp dụng chế độ phụ cấp thâm niên nghề và phụ cấp trách nhiệm theo nghề đối với công chức, viên chức không xếp lương theo chức danh tư pháp chuyên ngành; đồng thời quy định chế độ phụ cấp ngành thay cho chế độ phụ cấp trách nhiệm theo nghề của VKSND tối cao cũng không được UB Tư pháp đồng tình.
Ông Hiện cho biết hiện nay có 17 ngành, nghề đang đề nghị Thủ tướng bổ sung hoặc sửa đổi chế độ phụ cấp ưu đãi, trách nhiệm, đặc thù theo nghề. Để bảo đảm sự đồng bộ về chính sách tiền lương trong toàn bộ hệ thống chính trị, tránh phát sinh bất hợp lý mới, UB Tư pháp đề nghị giữ nguyên như quy định hiện hành cho đến khi có đề án tổng thể về cải cách chính sách tiền lương mới.
“Chúng tôi rất thông cảm. Tuy nhiên, vấn đề tiền lương, phụ cấp phải chờ đổi mới toàn thể trong hệ thống chính trị, chứ không phải mỗi ngành khi ban hành một luật lại thay đổi luôn chế độ tiền lương, phụ cấp thì chắc nhà nước không thể đáp ứng được”, ông Hiện chốt lại sau khi trình bày báo cáo thẩm tra.
Theo Dantri.com.vn
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy