Dòng sự kiện:
“Nếu xây sân bay Long Thành, năm 2014 cả nước phải nhịn ăn để đầu tư”
05/11/2014 17:00:56
ANTT.VN – Trong phiên họp Quốc hội chiều nay 4/11, bên cạnh nhiều ý kiến của các đại biểu rằng xây dựng sân bay Long Thành là cần thiết thì cũng nhiều ý kiến băn khoăn về tính hiệu quả, quy hoạch ngành giao thông trong tương lai, sự cấp thiết phải thực hiện vào thời điểm hiện nay.

Tin liên quan

Theo ĐB Đỗ Kim Tuyến, Phó Tổng Cục trưởng Tổng Cục Cảnh sát Phòng chống tội phạm Bộ Công an, trước khi đồng ý cho khởi động dự án, Bộ GTVT cần giải đáp một số vấn đề đó là: Việc hoạch định xây dựng chiến lược giao thông 10 năm tới của Bộ này thế nào? Xây sân bay Long Thành thì sân bay Tân Sơn Nhất còn tồn tại không, tính kết nối giữa hai sân bay này sẽ ra sao? và Tân Sơn Nhất vẫn cần đầu tư nâng cấp vậy việc đầu tư sẽ thế nào?

Đại biểu Quốc hội Đỗ Kim Tuyến

ĐB Tuyến nói: Hiện Bộ GTVT chưa có lời giải thích cụ thể nào và tuy không phải không đồng tình việc xây dựng sân bay Long Thành, nhưng cũng cần phải đưa ra những lời giải để tính toán cho chủ trương có nên hay không nên làm vào thời điểm này.

Chia sẻ những băn khoăn của mình, ĐB Huỳnh Minh Nghĩa (TP.HCM) cho rằng Bộ GTVT cần phải làm rõ xem thứ tự việc ưu tiên của sân bay Long Thành trong ngành hiện nay. Theo ông, ngành giao thông đang có quy hoạch ngành quá lớn nhưng đầu tư dàn trải. ĐB Nghĩa đưa ra ví dụ: Tuyến đường bộ 5 hệ thống xuyên quốc gia, chúng ta đều đang đầu tư; cảng biển có 55/39 đang thực hiện; đường sắt cao tốc và tiến hành thực hiện công đoạn ngắn; hàng không có 21 sân bay, riêng Long Thành đã 18,7 tỷ USD. Quy hoạch GTVT lớn, ta phải liệu cơm gắp mắm, phải tính 5 đường bộ, làm luôn là bất hợp lý.

Bên cạnh đó ông Nghĩa cũng băn khoăn về việc nợ công của nước ta hiện đạt ngưỡng 114 tỷ USD, bội chi 224 ngàn tỷ đồng, liệu nhìn từ những con số này xây dựng sân bay Long Thành có thực sự cấp thiết…?

Sân bay Long Thành 

Còn theo ĐB Nguyễn Văn Hiến thì “không nên vội cứ để Quốc hội 15 quyết. Nợ công như thế ai kham nổi đống tiền như vậy mà làm”.

Nếu quyết chủ trương thì 140 triệu USD để làm khảo sát, còn nếu mỗi đại biểu Quốc hội từ chối thì đã giúp dân 6,3 tỷ đồng. Ông đưa ra dẫn chứng ở nước ngoài sân bay nhỏ hơn nước ta, họ còn chưa được 300m còn ta là 365m thế nhưng lúc nào họ cũng ngợp bầu trời và bay lên bay xuống liên tục, nhưng ví như sân bay Cần Thơ 3.000 tỷ đồng nhưng mỗi năm chỉ có vài chuyến “ chở cô dâu về nước ăn tết” chứ không có khách quốc tế nào. “Dường như chúng ta có sự vận động để Quốc hội đồng ý?”

ĐB Trịnh Ngọc Thạnh (Hà Nội) cho rằng, nợ công giờ đang lớn, với dự án sân bay Long Thành khoảng 18 tỷ USD, có nghĩa, mỗi người dân Việt Nam phải gánh 937 USD, nếu như dùng ngân sách hoặc ODA.

“Hiện Chính phủ đứng ra vay rồi cho dự án vay lại. Vậy nếu vay rồi không triển khai được dự án vì nhiều vấn đề phát sinh thì lỗ ai chịu? Cuối cùng là Chính phủ và dân chịu? Nợ công lại sẽ quá nhiều”, và theo ý kiến ông Thạch thì 20 năm nữa hãy đặt ra dự án sân bay Long Thành.

Theo Đại biểu Trịnh Thế Khiết (Hà Nội) với mức vốn đầu tư 18 tỷ USD, tương đương khoảng 360 nghìn tỷ VND, bằng thu nội địa 1 năm. Nếu xây sân bay Long Thành, có nghĩa là cả năm 2014 cả nước phải nhịn ăn để đầu tư.

Theo ông Khiết, Bộ GTVT và Uỷ ban kinh tế Quốc hội chưa đánh giá hết sử dụng của sân bay Nội Bài, Tân Sơn Nhất mà chỉ nói số lượng 20 triệu khách mà chưa thấy hiệu quả quản lý sử dụng như thế nào nhưng xếp gần chót bảng, thì là cả vấn đề. Ông nhận định  dù làm gì thì hiệu quả kinh tế và xã hội phải tạo điều kiện phục vụ cho dân phát triển tốt ở khu vực. Đất nước đang khó khăn, nợ công tăng cao, từ người sinh ra đến người sắp chết đang phải gánh nợ 20 triệu đồng, điều này rất đáng suy nghĩ để đầu tư cho hiệu quả.

Thiên Di (th)

Theo: ANTT/NĐT
Thích và chia sẻ bài viết này :
Tags :
Tin liên quan
Mọi góp ý tin bài cho chúng tôi vui lòng gửi vào email: antt.toasoan@gmail.com
Đang phổ biến