Tin liên quan
Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh cho biết :
"Trong khu vực chúng ta rất nhiều nơi đã làm cảng hàng không hiện đại, nếu VN không làm thì không cạnh tranh được, dẫn đến mất lợi thế". (Ảnh: PLO)
Trước câu hỏi tại sao Chính phủ không tính tới giải pháp ít tốn kém hơn như việc mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất mà lại phải bỏ số tiến rất lớn ra để xây sân bay Long Thành, Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh cho biết, định hướng lâu dài cần thiết phải làm sân bay Long Thành để đáp ứng nhu cầu phát triển. Hiện nay, lưu lượng qua các cảng hàng không đã quá tải, trong khi đó, cơ hội mở rộng làm hiện đại ở những địa điểm cũ rất khó khăn. Hơn nữa, trong khu vực chúng ta rất nhiều nơi đã làm cảng hàng không hiện đại, nếu VN không làm thì không cạnh tranh được, dẫn đến mất lợi thế.
Còn vốn đầu tư dự án đúng là thực sự lớn nên ngân sách chỉ đảm nhận một phần. Vì vậy, phải tính với chủ trương huy động nhiều nguồn khác nhau. Tất nhiên khi dùng ngân sách thì phải tính toán cụ thể hiệu quả thế nào, an ninh tài chính quốc gia ra sao, an ninh nợ công ra làm sao.
Vốn đầu tư dự án sân bay Long Thành thực sự lớn nên cần huy động nhiều nguồn khác nhau.
Liên quan đến thực trạng nợ công đang rất lớn, chủ trương làm dự án một dự án “khổng lồ” như vậy khiến đại biểu, cử tri lo ngại, Phó Thủ tướng nhận định, trong bối cảnh tài chính như hiện nay, lo ngại của đại biểu là có lý.
"Thế nhưng ở đây chúng ta tính bài toán lâu dài, làm sao hiệu quả nhất. Vay về để đầu tư, quan trọng nhất là làm ăn hiệu quả, trả được nợ. Nợ công trên GDP chỉ là một chỉ tiêu rất quan trọng nhưng chưa phải là quan trọng nhất. Có những nước nợ công đến 100% GDP nhưng vẫn “khỏe mạnh”, an toàn, không có vấn đề gì. Nhưng có những nước chỉ vay 20-30% nhưng vẫn vỡ nợ vì không trả được. Đi vay có trả được nợ hay không mới là chỉ tiêu quan trọng. Như trong một gia đình nếu đi vay, làm ăn tốt, trả được nợ thì phát triển. Còn nếu đi vay, không trả được nợ thì vỡ nợ thôi", Phó thủ tướng Vũ Văn Ninh nhấn mạnh.
Trả lời câu hỏi của PV báo điện tử Đài tiếng nói VN về nhiều ý kiến cho rằng, 24.000 tỷ đồng dùng để giải phóng mặt bằng là quá lớn, Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh cho biết: "Chỗ này sẽ tính toán cụ thể. Bây giờ đầu tư từ ngân sách hoàn toàn là khó cho nên Chính phủ phải mở ra thêm là hợp tác công tư, có phần của Nhà nước, có phần của tư nhân, bên ngoài. Cả một lượng vốn lớn như thế mà mình không lo gì cả thì khó".
PV (tổng hợp)
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy