Tin liên quan
Ngành điện Việt Nam tụt hậu quá xa vì độc quyền
Chị Đặng Châm ở thị xã Phú Thọ phản ánh với ICTnews là hàng tháng chị phải đến chi nhánh điện lực của thị xã để nộp tiền điện. “Cứ đầu tháng chi nhánh điện lực gửi tin nhắn đến số điện thoại của tôi. Sau đó, khách hàng phải lên chi nhánh nộp tiền điện, nếu chậm là bị cắt điện ngay. Cảnh đi nộp tiền điện rất khổ y như thời kỳ xếp hàng đong gạo thời bao cấp. Sau Tết Nguyên đán vừa rồi do số người xếp hàng tại chi nhánh điện lực Phú Thọ quá đông nên xảy ra cãi vã, thậm chí suýt đánh nhau. Mỗi lần nộp tiền điện tại chi nhánh trung bình mất khoảng 30 phút, hôm nào không đến sớm có thể phải xếp hàng lâu hơn”, chị Đặng Châm chia sẻ.
Tất nhiên, không phải nơi nào ngành điện cũng yêu cầu khách hàng đến tận chi nhánh để đóng tiền điện. Thế nhưng, trường hợp của chị Đặng Châm là ví dụ đại diện cho nhiều khách hàng phải chịu khổ vì ngành điện chậm ứng dụng CNTT.
Trước cảnh tụt hậu của ngành điện ở Việt Nam, ông Nguyễn Công Hân, nguyên Tổng Giám đốc Movitel (mạng di động ở Mozambique mà Viettel đầu tư) bình luận: “Mozambique là nước nghèo ở châu Phi, thế nhưng người dân ở đây có thể mua điện và trả tiền điện giống hệt như sử dụng di động. Một gia đình cào thẻ dùng điện trả trước, hết tiền hệ thống quản lý tự động cắt điện, nếu muốn dùng tiếp hộ này chỉ cần nạp thẻ qua di động là xong. Tôi không thể hiểu nổi tại sao ngành điện ở Việt Nam chưa thể làm được như vậy?”
Ảnh minh họa.
Các chuyên gia CNTT cho rằng, trên thực tế ngành điện có thể áp dụng chính sách bán điện giống như các nhà mạng Việt Nam đang áp dụng đối với thuê bao trả trước và trả sau. Thậm chí, ngành điện có thể áp dụng chính sách bán điện giá cao ở lúc cao điểm và giá thấp vào giờ thấp điểm để tránh làm quá tải mạng lưới và tăng cường hiệu quả kinh doanh. Nếu áp dụng chính sách này, những khách hàng có điều kiện sẽ sử dụng điện theo nhu cầu, còn ai muốn tiết kiệm chi phí có thể chọn thời điểm thấp điểm, giá điện thấp hơn để sử dụng các thiết bị điện như bình nóng lạnh, điều hòa…
Câu chuyện đó chưa được áp dụng ở Việt Nam bởi ngành điện cơ bản vẫn áp dụng phương thức quản lý và kinh doanh theo kiểu “ngây thơ chất phác thời cổ đại”. Hiệu quả của việc ứng dụng CNTT đã quá rõ với cả nền kinh tế. Thế nhưng, vị thế “một mình một chợ” khiến ngành điện tiếp tục tụt hậu bởi không có ai cạnh tranh để thêm động lực đổi mới công nghệ, phục vụ khách hàng tốt hơn.
Mới bắt đầu thử nghiệm
Đầu tháng 10/2014, tại phiên làm việc giữa Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng và Bộ Công Thương, khi Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) công bố con số hàng chục nghìn người chỉ ghi công tơ, thu tiền điện đã khiến dư luận xã hội giật mình về sự thô sơ của ngành này.
Trong khi nhiều nước cùng khu vực đã hiện đại hóa quy trình, thủ tục đo đếm lượng điện năng tiêu thụ của khách hàng bằng công tơ điện tử, có thể chuyển dữ liệu từ xa về trung tâm và kiểm tra thông tin từng giờ thì ngành điện lực Việt Nam vẫn hoạt động kiểu thô sơ, tốn nhiều nhân lực và gây nguy hiểm do phải sử dụng thang thủ công “leo cột”. Trước sự bất cập trên, việc ứng dụng tiện ích của CNTT, viễn thông vào công việc ghi chỉ số điện năng tiêu thụ được xem là giải pháp hiệu quả để tăng năng suất, hiệu quả.
Theo ông Trần Thế Cương, Giám đốc Trung tâm Viettel ICT, Viettel đang bắt tay với ngành điện để triển khai giải pháp thu thập dữ liệu công tơ điện tử dựa trên hạ tầng viễn thông. Đây là giải pháp do Viettel nghiên cứu và phát triển, với công tơ điện tử ngành điện đã trang bị cho khách hàng hoặc các trạm biến thế, Viettel trang bị modem 3G/GPRS gắn vào công tơ điện tử giúp đọc dữ liệu công tơ trực tuyến 24/24 và truyền về máy chủ trung tâm (30 phút/lần) để quản lý và khai thác. Thậm chí, công nghệ mới được triển khai với ngành điện lực sẽ cho phép khách hàng có thể nhắn tin SMS để biết mình đã sử dụng bao nhiêu số điện.
Sau khi cài đặt phần mềm trên smartphone, khách hàng sẽ được cảnh báo sản lượng đột biến, thanh toán qua di động, điện năng tiêu thụ hàng tháng… Các thông tin này được cung cấp từ kho dữ liệu của EVN Hà Nội và sẽ được Viettel bảo mật theo các yêu cầu kết nối dữ liệu.
Trước đó, Bộ Công Thương đã yêu cầu EVN lên phương án thực hiện nhắn tin tiền điện đến 100% khách hàng. Để đảm bảo quyền lợi cho mình, người dân cần cung cấp số điện thoại chính xác cho điện lực tỉnh, thành phố. Lý giải yêu cầu này, Cục Điều tiết điện lực cho rằng hiện công ty điện lực các địa phương thường chốt số điện trong ngày 20 - 21 hằng tháng, chậm nhất ngày 10 - 14 tháng sau sẽ gửi hóa đơn đến khách hàng. Do thời điểm thông báo hóa đơn tiền điện chênh hơn 10 ngày nên nhiều khách hàng không thể theo dõi được số điện tiêu thụ khi nhận hóa đơn tại nhà.
Chi nhánh Viettel Hà Nội và Tổng công ty Điện lực TP Hà Nội cũng đã ký kết thỏa thuận hợp tác toàn diện. Theo đó, Chi nhánh Viettel Hà Nội sẽ phối hợp với Tổng công ty Điện lực TP Hà Nội triển khai kinh doanh dịch vụ thương mại điện tử, trước mắt là thu tiền điện của khách hàng thông qua dịch vụ Bankplus (ngân hàng di động) của Viettel để giảm chi phí cho việc thu tiền điện hàng tháng.
Nếu ngành điện nhanh chóng ứng dụng CNTT thì khách hàng là người được hưởng lợi và chắc chắn làm giảm chi phí sản xuất và giá điện bởi bớt đi một số nhân sự ở bộ phận leo cột đột đọc số điện, thu tiền điện…
Nên đọc
Theo ICTnews
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy