Ông Giao cũng cho rằng nếu điểm thi ở Hà Giang môn Toán và môn Lý cao một cách bất thường thì đúng là có vấn đề. "Có thể đặt giả thuyết như mọi người đang nói là đánh “lụi” (may rủi) trong bài thi trắc nghiệm thì trúng được nhiều hay không?", ông Giao đặt vấn đề.
Mặt khác, theo ông, đề thi hiện nay có 24 mã đề khác nhau, nếu tiêu cực xẩy ra trong thời gian diễn ra kỳ thi phải có sự tiếp tay ở ngoài. Phải có lời giải cho phòng thi, hoặc cho một số đối tượng người ta quan tâm.
Nếu số lượng mã đề ít thì có thể xảy ra trong phòng thi, coi thi không nghiêm túc. Trong phòng thi có thể bảo cho nhau.
Vậy liệu có thể tráo bài hay không? Trước câu hỏi này của Tiền Phong, ông Trấn Bá Giao cho rằng việc này cũng như việc cho làm lại bài thi rồi đưa vào sau kỳ thi là hơi khó. Vì nó dẫn tới dễ để lộ chứng cứ.
“Nhưng tôi nghĩ có nhiều tình huống xẩy ra. Khi đặt ra vấn đề không trung thực thì cũng có nhiều con đường để tìm hiểu. Ví dụ có những người không đồng ý nhưng họ bị bắt buộc phải làm”, ông Giao nói.
Theo ông Giao, khi có hiện tượng bất thường, cần thanh tra hết tất cả các khâu của kỳ thi. Nhưng tất nhiên, thời điểm diễn ra kỳ thi đã qua nên rất khó. Do đó, phải đầu tư nhiều công sức hơn để tìm hiểu. Vì chứng cứ đã bị mờ.
Nhưng có thể đối chiếu điểm thi của những thí sinh có kết quả bất thường với hồ sơ thực học. Đây là một kênh để đánh giá . Nhưng kênh này cũng rất khó nếu như có sự chủ ý cố tình từ cấp trên. Chỉ có điều bây giờ dư luận đặt dấu hỏi và người ta sẽ không tin kết quả này đúng sự thực. Tuy nhiên, cũng có thể cần dụng công hơn nữa đối với những đối tượng này như quá trình học ĐH sau một năm để đi tới nhận định.
Giám khảo đang chấm thi bài thi tự luận tại kỳ thi THPT quốc gia 2018
Với một người từng gắn bó với ngành giáo dục dưới vai trò thanh tra, ông Trần Bá Giao cho rằng hiện tượng của Hà Giang làm ông nhớ đến năm đầu thực hiện 2 không trước đây. Theo ông, nguyện vọng số 1 của những người làm giáo dục là phải tổ chức thi nghiêm túc, đánh giá đúng năng lực học sinh. Phải làm nghiêm túc thì mới đánh giá được thực chất chất lượng giáo dục.
Nhưng từ sau 2 không, nhất là sau sự kiện tại trường THPT Vân Tảo của thầy Đỗ Việt Khoa, những tiêu cực trong thi cử không còn diễn ra công khai. Ông Trần Bá Giao cho rằng đây cũng là một hiện tượng cần phải có nhìn nhận, đánh giá.
Trước đó, dư luận đặt rất nhiều nghi vấn xung quanh câu chuyện điểm thi THPT quốc gia của tỉnh Hà Giang năm nay.
Cụ thể, cả nước có 76 thí sinh có điểm thi khối A1 (Toán, Lý, Anh) từ 27 điểm trở lên thì riêng Hà Giang có 36 em, chiếm 47,37%.
Phổ điểm môn Vật lý của tỉnh này cũng bất thường khi có đến 65 thí sinh đạt từ điểm 9 trở lên nhưng chỉ có 28 thí sinh đạt từ mức điểm 8 đến dưới 9.
Theo Tiền Phong
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy