Tin liên quan
Sau khoảng 2 tuần kết thúc đàm phán Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), Chính phủ Nhật vừa công bố trong ngày 20/10 chi tiết các thoả thuận dự kiến của nước này khi tham gia TPP. Theo đó, Nhật sẽ gỡ bỏ 95% thuế đối với hơn 9.000 mặt hàng trong khuôn khổ hiệp định thương mại tự do được đánh giá là rộng mở nhất trong lịch sử nước này.
Thông tin chi tiết được đăng tải trên chuyên trang của Bộ Ngoại giao Nhật, trong đó, một số nội dung đã được báo chí nước này dẫn lại. Cụ thể, theo Nikkei, Việt Nam sẽ có lộ trình 11 năm để gỡ bỏ hoàn toàn thuế suất 47% đối với bia và 55% với rượu whiskey nhập khẩu từ Nhật. Sau đó một năm, thuế suất (cũng đang ở mức 55%) với các dòng rượu nặng khác cũng sẽ được gỡ bỏ.
Nikkei cho rằng việc giảm thuế sẽ giúp Nhật tăng sản lượng bia xuất khẩu sang Việt Nam, hiện có kim ngạch ở mức xấp xỉ 32.000 USD mỗi năm.
Trước đó, Japan Times từng tiết lộ việc Việt Nam sẽ gỡ bỏ thuế nhập khẩu với xe máy Nhật (đang ở mức 83-85%) trong vòng 8 năm. Một tờ báo khác là Mainichi cũng cho biết cùng với Mỹ và Canada, Việt Nam sẽ lên lộ trình bỏ thuế nhập khẩu đối với ôtô Nhật trong vòng 10-20 năm.
Ngoài những mặt hàng trên, theo thông tin vừa được công bố chính thức, phía Nhật cũng sẽ bỏ thuế với nhiều sản phẩm nông nghiệp nhập khẩu, trong đó có những mặt hàng nhập khẩu, trong đó có những sản phẩm nhạy cảm như gạo, thịt bò, thịt lợn... Việc gỡ bỏ này sẽ ảnh hưởng ngay lập tức (khi TPP có hiệu lực) đến khoảng 51% trong gần 2.330 sản phẩm nông nghiệp của Nhật. Và khi hiệp định có hiệu lực đầy đủ, phạm vi ảnh hưởng sẽ là 81%.
Với công nghiệp, Tokyo sẽ bỏ thuế cho tổng cộng 95,3% các sản phẩm nhập khẩu loại này từ các nước thành viên TPP, trong khi ở chiều ngược lại, các đối tác sẽ miễn thuế cho 86,9% các sản phẩm công nghiệp mà Nhật xuất khẩu.
"Đây là một thoả thuận cân bằng", Bộ trưởng Kinh tế và Chính sách tài khoá - Akira Amari, người đứng đầu đoàn đàm phán TPP của Nhật nhận định tại họp báo được tổ chức ngày 20/10. Tuy nhiên, ông cũng cảnh báo kinh tế Nhật sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức, đặc biệt là với hàng hoá nhập khẩu giá rẻ từ các nước đối tác.
Sau 5 năm đàm phán, trong đó Việt Nam chính thức tham gia từ tháng 11/2010, Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) đã trải qua hơn 30 phiên làm việc ở cấp kỹ thuật và hơn 10 cuộc đàm phán ở cấp Bộ trưởng. Đến ngày 5/10/2015, hiệp định đã hoàn tất quá trình đàm phán, với 12 thành viên là Mỹ, Nhật, Canada, Australia, New Zealand, Chile, Peru, Mexico, Malaysia, Singapore, Brunei và Việt Nam. Hiện các nước đang trong giai đoạn rà soát pháp lý, dịch thuật và xem xét thông qua hiệp định này. |
Theo Vnexpress
Nên đọc
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy