Tin liên quan
Nợ xấu và tái cơ cấu là hai phạm trù riêng biệt nhưng lại gắn kết với nhau. Hệ thống ngân hàng không thể thực hiện tái cơ cấu một cách toàn vẹn nếu không xử lý tốt nợ xấu. Ngược lại, xử lý nợ xấu sẽ không thể hiệu quả được nếu không thực hiện tái cơ cấu ngân hàng.
Ví dụ, trong vấn đề xử lý nợ xấu, nhất là nợ xấu liên quan đến khoản cho vay sân sau, công ty con của các ngân hàng. Nếu chúng ta không cải tổ ngân hàng đó và loại bỏ những lãnh đạo liên quan đến các khoản nợ xấu kia thì làm sao đòi hỏi xử lý hậu quả một cách nghiêm túc được. Vì vậy, nợ xấu và tái cơ cấu tuy là hai vấn đề khác nhau nhưng cùng liên quan như hai mặt của một đồng tiền, do đó phải làm song hành với nhau và tầm quan trọng như nhau.
TS. Nguyễn Trí Hiếu.
Năm 2015 là năm cuối cùng ngành ngân hàng thực hiện Đề án tái cơ cấu hệ thống các TCTD giai đoạn 2011 – 2015. Ông có cho rằng, những tồn đọng còn lại tạo áp lực quá lớn cho hệ thống ngân hàng?
Quả thực, năm 2015 sẽ là một năm NHNN chịu áp lực rất lớn khi giải quyết rốt ráo những tồn đọng từ các năm trước, nhất là liên quan đến xử lý nợ xấu và tái cơ cấu. Cũng bởi vậy, tôi thấy ngay từ đầu năm, NHNN đã có nhiều động thái ngày càng quyết liệt nhằm thúc đẩy nhanh xử lý nợ xấu, tái cơ cấu như: ban hành các chỉ thị với yêu cầu cụ thể, quy định rõ ràng, kiên quyết; yêu cầu các ngân hàng báo cáo cụ thể tỷ lệ xử lý nợ xấu…
Sự quyết liệt trên thể hiện ý chí quyết tâm cao độ của NHNN hoàn thành các mục tiêu Đảng, Nhà nước giao phó. Nhưng, trong bối cảnh hiện nay, tôi nghĩ chúng ta không thể kỳ vọng quá lớn vào thời điểm cuối năm nay Việt Nam sẽ có hệ thống ngân hàng hoàn hảo nhất, nợ xấu được giải quyết một cách dứt điểm… Vì để làm được điều này, theo tôi, cần có thêm thời gian khi nền kinh tế thực sự hồi phục mạnh, hệ thống ngân hàng hoạt động lành mạnh, phát triển vững chắc hơn. Giải quyết vội vã quá sẽ có những hậu quả và hệ lụy cũng như tác động phụ khó lường.
Thống đốc NHNN cho biết trong thời gian sắp tới, sẽ có thêm những ngân hàng bị xử lý như VNCB. Ông nghĩ sao về thông điệp này?
Tôi rất hoan nghênh việc NHNN thực hiện quốc hữu hóa VNCB và có thể còn một số ngân hàng nữa. Đây không chỉ là một bước đột phá mà còn là biện pháp chưa có tiền lệ được sử dụng tại Việt Nam, cho thấy ý chí quyết tâm mạnh mẽ để có một hệ thống ngân hàng phát triển lành mạnh tại Việt Nam. Đúng là có nhiều người quan ngại chuyện này, ví dụ khách hàng lo lắng tài sản tiền gửi của mình được an toàn hay không… Nhưng tôi cho rằng, đó là phản ứng tâm lý bình thường và tạm thời khi mà những ngân hàng bị xử lý một cách quyết liệt như vậy. Tôi cũng tin rằng, lòng tin của người dân đối với hệ thống ngân hàng không bị lung lay mà càng được củng cố khi mà những ngân hàng yếu kém bị xử lý quyết liệt.
“Điểm cộng” nữa đối với việc quốc hữu hóa ngân hàng là theo quy định hiện nay, tiền gửi của dân được Bảo hiểm tiền gửi chi trả với giá trị còn thấp, tối đa chỉ 50 triệu đồng. Như vậy, nếu để ngân hàng phá sản thìchỉ có những khách hàng gửi tiền nhỏ lẻ được bảo đảm, còn những khách hàng lớn chịu thiệt. Do đó, việc quốc hữu hóa là biện pháp rất cần thiết, thể hiện quyết sách hành động đúng đắn của NHNN đối với ngân hàng yếu kém, đồng thời để bảo vệ tài sản của dân chúng.
Tuy nhiên, có một điểm, theo tôi, NHTW cần cải thiện hơn trong thời gian tới đó là minh bạch hóa những thông tin và giải thích một cách rõ ràng với dân chúng về quốc hữu hóa ngân hàng. Nhiều khách hàng họ không phân biệt được tiền gửi, tiền đầu tư. Nghe thông tin NHNN mua lại VNCB với giá 0 đồng, họ tưởng là tiền của họ bằng 0. Trong khi mục đích lớn nhất của việc quốc hữu hóa là bảo vệ khách hàng của ngân hàng.
Vì vậy, qua phương tiện truyền thông, NHNN có thể giải thích rõ ràng, cụ thể hơn câu chuyện quốc hữu hóa. Ví như, nếu bây giờ một ngân hàng trở thành ngân hàng con của ngân hàng trung ương thì trách nhiệm của ngân hàng mẹ đối với những người gửi tiền như thế nào… Việc tranh thủ lòng tin của dân chúng rất quan trọng để sau này nếu NHNN có kế hoạch tương tự sẽ nhận được sự đồng cảm, chia sẻ của đại bộ phận dân chúng.
Xin cảm ơn ông!
Nên đọc
Theo Thời Báo Ngân Hàng
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy