Tin liên quan
Báo cáo kiểm toán cho biết một số tổng công ty đầu tư tài sản sử dụng không hiệu quả gây lãng phí vốn, thua lỗ.
Tiền tỷ đầu tư rồi "bỏ xó"
Nổi bật là Tổng công ty VTC khi đầu tư nhiều tài sản phải dừng hoạt động như Hệ thống truyền hình kỹ thuật số 22,09 tỷ đồng, thiết bị truyền hình kỹ thuật số mặt đất cho một số trạm phát cấp tỉnh, cấp huyện; một số thiết bị thuộc dự án Hệ thống phát thanh truyền hình trên mạng Internet 1,76 tỷ đồng đồng thời cho mượn nhiều tài sản như thiết bị giá trị 4.859.222,9 USD tương đương 101,5 tỷ đồng, thiết bị trị giá 0,13 tỷ đồng, cho mượn ô tô mới 100% trị giá 0,6 tỷ đồng;
Ngoài ra, VTC còn thuê vệ tinh Asiasat 5 gây lãng phí khoảng 233,5 tỷ đồng, đầu tư mua sắm tài sản bị lỗi kỹ thuật là Dự án “Hệ thống truyền hình kỹ thuật số phục vụ dịch vụ truyền hình di động” 22,09 tỷ đồng. Tổng công ty cũng vi phạm quy định của Nhà nước trong việc mua phần mềm hệ thống đầu thu DVB-S2 HD dựa trên Chip Sti7111 trị giá 590.000 USD.
Đối với Tổng công ty Máy động lực và Máy nông nghiệp Việt Nam (VEAM), đơn vị trực thuộc là Công ty TNHH NN MTV Diesel Sông Công có dây chuyền sản xuất động cơ xăng 6÷8 HP nguyên giá 32,65 tỷ đồng không sử dụng từ nhiều năm.
Trực thuộc Tổng công ty Đầu tư và Phát triển nhà Hà Nội (Handico), Nhà máy kính của Handico 68 có nguyên giá 40,32 tỷ đồng được đưa vào sử dụng từ năm 2007, nhưng do hoạt động kinh doanh thua lỗ, tháng 2/2011 dừng hoạt động.
CTCP Phước Hòa Fico thuộc Tổng công ty Vật liệu Xây dựng số 1 mua sắm một số tài sản 19,78 tỷ đồng sử dụng không hiệu quả, là một trong những nguyên nhân dẫn đến kinh doanh thua lỗ.
Ảnh minh họa.
Hàng loạt dự án chây ì, lãng phí
Kiểm toán cũng lưu ý hầu hết các tổng công ty có hoạt động đầu tư xây dựng, kinh doanh bất động sản còn dự án chậm tiến độ làm giảm hiệu quả đầu tư, một số dự án phải tạm dừng triển khai gây lãng phí vốn đầu tư.
Trong đó, dự án Cao ốc Valta của CTCP Cơ khí Xây dựng Tân Định xây dựng từ năm 2006 đến nay chưa hoàn thành.
Dự án DAP Hải Phòng của Vinachem cũng chậm tiến độ hơn 60 tháng; Dự án Đài Kiểm soát không lưu Cảng hàng không Liên Khương của TCT Quản lý Bay Việt Nam kéo dài thêm 2 năm, Dự án Cơ sở làm việc của các đơn vị khu vực sân bay Gia Lâm kéo dài hơn 1 năm hay như Dự án xây dựng Xưởng lắp ráp động cơ Diesel 100 - 400 HP của Công ty TNHH NN MTV Diesel Sông Công (thuộc VEAM) đầu tư từ năm 2007 đến nay chưa hoàn thành; Dự án Khu đô thị mới Cầu Giấy của Công ty mẹ - TCT Điện tử và Tin học Việt Nam phát sinh từ năm 2006 chưa được triển khai thực hiện.
Nhiều dự án phải tạm dừng triển khai như Công trình Nhà văn phòng làm việc và cho thuê tại 23 Hàn Thuyên của CTCP Vận tải và Dịch vụ hàng hóa Hà Nội; Dự án nhà ở và Trung tâm thương mại tại số 62 Tân Thành, Quận Tân Phú, TP.HCM của Công ty mẹ - SATRA và Dự án Nhà máy Bột giấy Phương Nam TCT Giấy Việt Nam.
Những dự án này phải tạm dừng thực hiện khiến vốn đầu tư đổ vào ban đầu hoàn toàn mất trắng.
Nên đọc
Theo Bizlive
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy