Bộ Tài chính Mỹ ghi nhận cột mốc quan trọng của nợ công đúng vào thời điểm Quốc hội nước này dường như không muốn tiếp tục nỗ lực tài trợ cho Chính phủ trước thời hạn ngày 30/9 tới.
Trừ khi Quốc hội có thể sớm thông qua hàng chục dự luật phân bổ ngân sách, hoặc đồng ý kéo dài nguồn tài trợ liên bang ở mức hiện tại trong ngắn hạn, Mỹ sẽ phải đối mặt với việc đóng cửa Chính phủ lần đầu tiên kể từ năm 2019.
Cuối tuần qua, phe Cộng hòa tại Hạ viện đã xem xét một đề xuất ngắn hạn nhằm cắt giảm chi tiêu của hầu hết các cơ quan liên bang, đồng thời khôi phục các sáng kiến biên giới cứng rắn dưới thời Thổng thống Trump, để đổi lấy việc gia hạn tài trợ cho Chính phủ đến cuối tháng 10.
Nhưng kế hoạch này được cho vẫn gây chia rẽ ngay trong nội bộ đảng Cộng hòa, trong khi các đảng viên Dân chủ khó có thể ủng hộ bất kỳ thỏa hiệp nào lúc này.
Cuộc tranh luận "muôn thuở" về nợ công của Mỹ đã trở nên gay gắt hơn trong năm nay, từng chứng kiến bế tắc kéo dài nhiều tháng về việc tăng trần nợ của quốc gia. Cuộc chiến này sau đó tạm kết thúc bằng một thỏa thuận lưỡng đảng, trong đó đình chỉ giới hạn nợ trong 2 năm và cắt giảm chi tiêu liên bang 1,5 nghìn tỷ USD trong một thập kỷ bằng cách đóng băng một số khoản tài trợ dự kiến sẽ tăng vào năm tới, và sau đó hạn chế chi tiêu ở mức tăng trưởng 1% vào năm 2025.
Nhưng nợ công của Mỹ dự báo đang trên đà đạt tới mức 50 nghìn tỷ USD vào cuối thập kỷ này, ngay cả sau khi tính đến các khoản cắt giảm chi tiêu mới được thông qua, do lãi suất trên các khoản nợ ngày càng tăng và chi phí cho các chương trình mạng lưới an sinh xã hội không ngừng tăng lên.
Việc làm chậm tốc độ gia tăng nợ quốc gia của Mỹ thực sự là một thách thức, khi mà một số chương trình chi tiêu liên bang được thông qua dưới thời chính quyền Tổng thống đương nhiệm Joe Biden dự kiến sẽ còn tốn kém hơn ước tính trước đây.
Đạo luật Giảm lạm phát năm 2022 được dự tính sẽ tiêu tốn khoảng 400 tỷ USD trong một thập kỷ. Nhưng theo ước tính của Mô hình ngân sách Penn Wharton bởi Đại học Pennsylvania, nó có thể tiêu tốn hơn 1 nghìn tỷ USD do các khoản thuế hào phóng về mục tiêu thúc đẩy năng lượng sạch trong luật.
Các chương trình cứu trợ thời đại dịch vẫn đang ngốn nhiều tiền của chính quyền Washington. Đồng thời, một số nỗ lực của Tổng thống Biden nhằm tăng thêm doanh thu thông qua điều chỉnh thuế cũng đã vấp phải sự phản đối.
Một báo cáo của Bộ Tài chính Mỹ hồi tuần trước cho thấy thâm hụt - khoảng cách giữa những gì Mỹ chi tiêu và những gì nước này thu được thông qua thuế và các nguồn thu khác - là 1,5 nghìn tỷ USD trong 11 tháng đầu năm tài chính này, tăng 61% so với cùng kỳ năm trước.
Trong một cuộc phỏng vấn với CNBC hôm 18/9, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen cho biết bà không cảm thấy bất an với lộ trình tài chính quốc gia vì chi phí lãi vay - vốn là một phần của nền kinh tế - hiện vẫn trong phạm vi có thể quản lý. Tuy nhiên, bà nhấn mạnh điều quan trọng là phải chú ý đến chi tiêu trong tương lai.
Bộ trưởng nói: "Tổng thống đã đề xuất một loạt biện pháp nhằm giảm thâm hụt của Mỹ theo thời gian trong khi tiếp tục hỗ trợ nền kinh tế tăng trưởng, đây là điều chúng ta cần làm trong tương lai".
Tác giả: Nam Trung
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy