Dòng sự kiện:
Quốc gia nào là 'chúa chổm' của thế giới?
19/06/2015 11:16:24
ANTT.VN – Nhiều bài báo chỉ ra Hoa Kỳ là quốc gia có mức nợ cao nhất nhưng đây cũng là nền kinh tế lớn nhất, do vậy không có gì đáng ngạc nhiên. So sánh nợ đối với sản lượng kinh tế sẽ dễ dàng hơn để nhìn nhận gánh nặng nợ nần trong khả năng của mỗi quốc gia.

Tin liên quan

Các cuộc thảo luận đang diễn ra ở châu Âu về tái cơ cấu nợ nhà nước của Hy Lạp đã tăng mạnh từ năm 2008. Hy Lạp chỉ là một ví dụ điển hình về một số nước có mức nợ được cho là không bền vững. Nguyên nhân quan trọng nhất đối với nợ một số nước là sự bùng nổ của bong bóng tài chính nổi lên năm 2000 hay bắt nguồn từ quá khứ thuộc địa hoặc lãi suất cắt cổ… Suy giảm tăng trưởng nền kinh tế trong nhiều năm qua là vấn đề dai dẳng của nhiều nước.

Dưới đây là 12 quốc gia mắc nợ hàng đầu thế giới dựa trên nợ công:

1.  Eritrea

eritrea

Trong năm 2012, tổng số nợ của Eritrea ước đạt 118% GDP. Các khoản nợ của đất nước này tăng cao một phần liên quan đến chi tiêu vào ngân sách quốc phòng của đất nước. Trong đó phải kể đến cuộc chiến tranh với Ethiopia vào những năm 1990.

Hiện nay, sự phát triển của ngành khai thác mỏ là hi vọng để chính phủ Eritrea cắt giảm được nợ.

2.  Ailen

ailen

Những ảnh hưởng sau cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008 đã làm tăng thêm nợ của nhà nước Ailen. Kết quả của cuộc khủng hoảng làm sụp đổ hệ thống tài chính của đất nước này.

Vào năm 2012, tổng số nợ ở mức 118% so với GDP. Kể từ đó, con số này ước tính tăng trên 120%. Đến năm ngoái, nền kinh tế nước này mới từ từ tăng trưởng trở lại. Ghánh nặng nợ lớn nhất của Ailen là nợ của Liên minh châu Âu, Ngân hàng Trung ương châu Âu, Quỹ Tiền tệ Quốc tế và các chủ nợ quốc tế. Theo tiến độ hiện tại, quốc gia này sẽ mất khoảng hơn 30 năm để hoàn trả

lại.

3. Iceland

iceland

Nền kinh tế của đảo Bắc Đại Tây đã sụp đổ trong cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 khi cả ba ngân hàng lớn sụp đổ. Mặc dù nhà nước thiếu nguồn lực để cung cấp một gói cứu trợ đầy đủ nhưng đã đầu tư hàng tỷ  USD để tái lập các ngân hàng. Nhằm tránh phá sản Nhà nước, Iceland đã đồng ý một khoản vay của IMF hơn 2 tỷ USD. Đây là một khoản tiền lớn đối với một quốc gia khi nền kinh tế chỉ có tổng số tiền khoảng 10 tỷ USD. Vào năm 2012, tổng số nợ đã lên tới 118,9% so với GDP trong khi chính phủ đã thực hiện cắt giảm ngân sách để trả nợ các khoản nợ của ngân hàng cũ.

4. Jamaica

Jamaica

Vấn đề nợ của Jamaica đã tồn tại từ lâu, nhưng đến nay chính phủ đã phải trả gấp đôi so với việc chi cho y tế và giáo dục. Những khoản nợ bắt đầu do sự phụ thuộc vào nhập khẩu của hòn đảo cho những nhu cầu cơ bản hàng ngày và giá cả của các mặt hàng tăng mạnh vào những năm đầu thập niên 1980. Chính nó đã tạo ra một thảm họa. IMF đã nhất trí về một loạt các khoản vay khi Jamaica đã cắt giảm lớn trong chi tiêu chính phủ và có sự tăng trưởng trong nghèo đói.

Một bài báo theo The Guardian xuất bản năm 2013 cho biết số lượng phụ nữ chết khi sinh con đã tăng gần gấp đôi kể từ năm 1990 và lượng trẻ em hoàn thành tiểu học giảm hơn 25%.

5. Bồ Đào Nha

Bo-dao-nha

Bồ Đào Nha là quốc gia thứ hai nhận được gói cứu trợ từ EU và IMF sau khi ngành tài chính bị sụp đổ giống như Hi Lạp. Đến năm 2013, tổng số nợ của quốc gia này đã tăng đến 129% GDP. Khó khăn của đất nước này gắn liền với rủi ro của đồng euro.

Năm 2012, hệ thống tài chính có nguy cơ bị sụp đổ và đến nay vẫn chưa được ổn định. Các biện pháp được đưa ra bởi chính phủ là cắt giảm chi tiêu cùng với một loạt chương trình cắt giảm chi phí. Bồ Đào Nha đã thoát khỏi các chương trình cứu trợ tài chính vào đầu mùa hè năm 2014 và đã có thể vay tiền trên thị trường quốc tế kể từ đó.

6. Italy

Italy

Nợ đã xuất hiện ở Italy trong nhiều năm, nhưng vấn đề này mới thực sự được đặt ra sau cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008. Nền kinh tế của Italy không thể gượng dậy được khi Italy là quốc gia duy nhất trong G7 không phục hồi được sản lượng trước khủng hoảng.

Hiện nay, tổng mức nợ của Italy là 130% so với GDP. Chính phủ Italy đang nợ hầu hết các khách hàng trong nước, trong đó có hầu hết các ngân hàng. Một điều đáng lo ngại rằng, nếu mức nợ không được kiểm soát, một cuộc khủng hoảng ngân hàng mới có thể nổ ra.

7. Antigua và Barbuda

Antigua- Barbuda

Một số quốc gia Caribe đã buộc phải gọi sự hỗ trợ của IMF do nợ quá nhiều. Điển hình là Antigua và Barbuda. Trong năm 2010, tổng số nợ so với GDP là 130% và đất nước trong đã ở trong gia đoạn 3 năm nền kinh tế sụt giảm liên tục.

Trong báo cáo năm 2014, CIA chỉ ra rằng mức nợ đã bắt đầu sụt giảm, con số mới nhất là 89% so với GDP. Antigua và Barbuda phụ thuộc nhiều vào du lịch từ Mỹ, Canada và châu Âu nên bị ảnh hưởng rất nặng sau cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008.

8. Saint Kitts và Nevis

saint kitts - nevis

Mặc dù các quốc gia Caribe có tổng số nợ ít hơn 1 tỷ USD, đây là một khoản tiền tương đối nhỏ so với tiêu chuẩn quốc tế nhưng thực tế dân số chỉ có 50.000 người, do vậy đây lại là vấn đề lớn. Saint Kitts và Nevis là một trong những quốc gia có tỷ lệ nợ cao nhất, gần 200% so với GDP. Năm 2012, Nhà nước đồng ý xây dựng một gói tái cơ cấu để trả nợ dễ quản lí hơn. Góp phần vào sự gia tăng nhanh chóng trong các khoản nợ đó là chi phí tái thiết sau nhiều cơn bão nghiêm trọng, sự suy giảm và đóng cửa của các ngành mía đường, đồng thời giảm mức độ du lịch.

9. Lebanon

lebanon

Nợ Nhà nước ở Lebanon đã bùng nổ trong những năm gần đây, chủ yếu do nền kinh tế tăng trưởng chậm. Năm 2013, trong khi tăng trưởng chỉ đạt 2%, nợ đã tăng 10%. Tháng 3/2014, tổng số nợ là 163% so với GDP. Một trong những vấn đề lớn làm cuộc khủng hoảng thêm trầm trọng là cuộc nội chiến ở nước láng giềng Syria. Điều đó không chỉ Lebanon vào cuộc xung đột mà còn làm suy giảm mối quan hệ Lebanon với các quốc gia vùng Vịnh, nơi cung cấp một lượng đáng kể về tài chính cho nền kinh tế Lebanon.

10. Hi Lạp

Hi - Lap

Hi Lạp là một trong những ví dụ nghiêm trọng nhất về hậu quả của cuộc khủng hoảng tài chính thế giới trong năm 2008. Nền kinh tế Hy Lạp đã sụp đổ dưới sức nặng hàng tỷ USD trả nợ cho EU, Ngân hàng Trung ương châu Âu và Quỹ Tiền tệ quốc tế cũng như các tổ chức tài chính toàn cầu. trong bảy năm qua, tổng số nợ đã giảm hơn 25%, song tại thời điểm năm 2012 là 169% so với GDP.

11.  Zimbabwe

Zimbabwe

Hơn 15 năm qua, Zimbabwe đã nợ IMF và hiện đang không đủ điều kiện để nhận nhiều vốn hơn cho đến khi trả tiền nợ quá hạn. Trong tổng số nợ, chính phủ ước tính khoảng 202% của GDP.
Tổng thống Robert Mugabe, người nắm quyền trong hơn 30 năm đã thắt chặt việc giám sát hệ thông tiền tệ quốc gia vào năm 2009, sau khi lạm phát báo cáo tăng lên 500 tỷ. Việc tăng giá bắt đầu năm 2000 khi chính phủ ủng hộ chương trình thu giữ đất từ các chủ đất trắng và giao cho người nông dân với quy mô nhỏ hơn.

12.  Nhật Bản

nhat-ban

Nhật bản dẫn đầu về các khoản nợ so với GDP. Vào năm 2013, tổng số nợ của quốc gia này 226%. Kể từ đầu năm 1990, nền kinh tế lớn thứ ba thế giới chững lại gần như liên tục.

Gần đây, các chính sách của chính phủ Nhật Bản để giải quyết cuộc khủng hoảng có xu hướng đẩy mức nợ lên cao hơn.  Biểu hiện rõ nhất là ngân hàng trung ương in nhiều tiền hơn trong một chương trình nới lỏng định lượng như Hoa Kỳ đã áp dụng.  Kết quả, đồng tiền đã giảm 18% giá trị trong năm 2013, tỷ lệ nợ vẫn không có dấu hiệu suy giảm. Cũng trong năm 2013, thống đốc ngân hàng Trung ương Nhật Bản đã cảnh báo mức nợ cùng cực của nợ không bền vững.

Hoàng Hà (theo therichest.com)

Theo: ANTT/NĐT
Thích và chia sẻ bài viết này :
Tags :
Tin liên quan
Mọi góp ý tin bài cho chúng tôi vui lòng gửi vào email: antt.toasoan@gmail.com
Đang phổ biến