OECD: khu vực EU sa vào 'cái bẫy lạm phát trì trệ '?
26/11/2014 10:20:58
ANTT.VN - Các quan chức hàng đầu của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế OECD đã tập hợp tại Paris tối hôm qua và đưa ra cảnh báo rằng những suy yếu tại khu vực châu Âu sẽ kéo nền kinh tế toàn cầu thụt lùi và kêu gọi các lãnh đạo EU cần đưa ra những biện pháp tài khóa và tiền tệ kết hợp với cải cách cơ cấu để phục khôi phục tăng trưởng.
OECD dự đoán Kinh tế toàn cầu sẽ dần phục hồi trong hai năm tới nhưng Nhật Bản sẽ tăng trưởng chậm hơn so với dự tính trong khi khu vực châu Âu vẫn phải đấu tranh với sự trì trệ và nguy cơ giảm phát tăng cao.

Bà Catherine L.Mann cho rằng " ngân hàng TW châu Âu ECB đã lấy đi bát đựng rượu khi mà bữa tiệc còn chưa chưa bắt đầu"

Sẽ có sự khác biệt rõ ràng giữa các đất nước về cả phương diện tăng trưởng, chính sách tiền tệ, khiến cho những biến đổi về nợ và thị trường ngoại hối, tổ chức này cho biết.

Mỹ và Anh sẽ đi đầu trong việc tăng trưởng sau đó là khu vực châu Âu và Nhật Bản.Trong số những quốc gia mới nổi Ấn Độ, Indonesia và Nam Phi được cho là sẽ phục hồi nhanh chóng. Nền kinh tế của Nga dự đoán vẫn trì trệ trong năm 2015 và Trung Quốc sẽ từ từ phục hồi trong viễn cảnh nửa năm sắp tới.

Tựu chung lại, nền kinh tế toàn cầu được dự đoán sẽ tăng trưởng 3,3% trong năm nay. Vào năm sau  con số đó sẽ là 3,7% và 3,9% vào 2016 - đồng nhất với những dự đoán hội nghị G20 đưa ra vào đầu tháng này.

Trong khi những dự đoán khác gần như không đổi, dự đoán tăng trưởng của Nhật Bản đã giảm còn 0,8% trong năm 2015 sau khi đất nước mặt trời mọc bất ngờ rơi vào suy thoái trong quý 3. Tuy nhiên, OECD vẫn mong chờ Nhật Bản có thể phục hồi bởi lợi nhuận của các doanh nghiệp vẫn khá cao và đồng yên yếu có thể hỗ trợ xuất khẩu.

Một nỗi lo lớn của các cố vấn tại Paris là khu vực châu Âu “có thể phải rơi vào cái bẫy lạm phát trì trệ dai dẳng”. Khu vực châu Âu đang đối mặt rủi ro giảm phát lớn nếu như tăng trưởng vẫn cứ trì trệ hoặc những dự đoán lạm phát giảm sâu hơn.

Tỉ lệ lạm phát của khu vực này được dự đoán là 0,6% trong năm sau và 1% trong năm tiếp theo – con số này thể hiện cái nhìn bi quan cho EU và mục tiêu dưới 2% của Ngân hàng TW châu Âu ECB là quá xa vời.

Kích thích tiền tệ

OECD một lần nữa nhắc nhở ECB bắt tay vào các biện pháp nới lỏng định lượng tại khu vực EU.
“Những gói kích thích tiền tệ này bao gồm việc mua lại các chứng khoán vay và trái phiếu chính phủ qua các rổ quốc gia châu Âu cũng như trái phiếu doanh nghiệp đầu tư”.

OECD cho rằng các kế hoạch chi tiêu dưới mục tiêu đưa ra bởi Pháp và Ý, đang chờ duyệt bởi EU trong tuần này sẽ là phù hợp để giúp tăng trưởng.

Tại Mỹ, tăng trưởng dự đoán sẽ có thêm động lực và sẽ ở mức khoảng 3,1%  vào năm sau.

Tăng trưởng của nền kinh tế Anh sẽ chậm lại trong khoảng 2,7% năm sau – trên mức trung bình trong thời gian dài nhưng vẫn dưới mức Ngân hàng TW Anh (BoE) đã dự đoán đầu tháng này. Việc sản xuất liên tục trì trệ là một rủi ro lớn.

OECD cho rằng BoE cần bắt đầu nâng lãi suất vào giữa năm sau để kiềm chế lạm phát lên cao quá mức.

Tăng trưởng tại Trung Quốc được cho là sẽ chững lại và các biện pháp kích thích đã đưa ra năm nay sẽ tiếp tục hỗ trợ tăng trưởng sản xuất tuy nhiên thị trường bất động sản sẽ vẫn suy yếu.

Hội đồng cố vẫn đã tính toán rằng gần 10% mất giá của đồng Ở-rô và đồng Yên so với đồng đô la Mỹ trong 2 năm tới sẽ giúp tăng trưởng tại khu vực châu Âu và Nhật Bản tăng lên 0,2% trong năm sau và gấp đôi trong năm tiếp theo.
 
OECD cho rằng trong khi những căng thẳng tại Ukraine và Trung Đông vẫn đang leo thang, thị trường hàng hóa sẽ không bị ảnh hưởng nhiều nhưng vẫn tồn tại những rủi ro.

Anh Tú (theo Reuters)

Theo: ANTT/NĐT
Thích và chia sẻ bài viết này :
Tags :
Tin liên quan
Mọi góp ý tin bài cho chúng tôi vui lòng gửi vào email: antt.toasoan@gmail.com
Đang phổ biến