Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng kiểm tra công tác phòng chống bão số 9 tại bờ biển Cửa Đại thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam.
Theo báo cáo của tỉnh Quảng Nam, các cấp chính quyền địa phương đang khẩn trương triển khai sơ tán người dân tại các khu vực ven biển, thấp trũng, nhà yếu, khu du lịch, các khu vực có nguy cơ sạt lở ngay trong thành phố; cho học sinh nghỉ học theo kế hoạch và tổ chức quản lý đảm bảo an toàn. Lực lượng chức năng hướng dẫn, chỉ đạo công tác chằng chống, gia cố nhà cửa, trụ sở, trường học, bệnh viện, kho tàng, biển hiệu, biển quảng cáo, các công trình công cộng, đặc biệt đối với các công trình cột, tháp cao, khu công nghiệp; tổ chức cắt tỉa cành cây tại các khu đô thị; bảo vệ sản xuất nông nghiệp, cây trồng lâu năm, cây công nghiệp. Đồng thời chuẩn bị lương thực, nhu yếu phẩm thiết yếu theo phương châm "4 tại chỗ" để chủ động đối phó với mưa, lũ lớn, ngập lụt, chia cắt kéo dài nhiều ngày; triển khai các biện pháp đảm bảo an toàn hệ thống điện, thông tin liên lạc, an toàn giao thông nhất là đi lại khi có bão và khi mưa lũ; sẵn sàng lực lượng, vật tư để cứu hộ, ứng cứu, khắc phục kịp thời các sự cố.
Các địa phương trong tỉnh cũng đã triển khai kiểm tra, rà soát, sẵn sàng phương án sơ tán người dân, cử người theo dõi, canh gác tại các vùng thấp trũng ven sông, ven biển, vùng nguy hiểm, vùng có nguy cơ sạt lở, vùng ngập sâu, ngầm tràn, nước chảy xiết, chia cắt, nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất đến nơi an toàn; đảm bảo an toàn hồ đập, hạ du hồ chứa, nhất là trong tình huống xả lũ khẩn cấp. Đảm bảo an toàn hệ thống đê biển, đặc biệt là các trọng điểm xung yếu; chuẩn bị lực lượng, vật tư, phương tiện, trang thiết bị xử lý trọng điểm xung yếu về hồ đập, đê điều, khẩn trương triển khai hoàn thành hoặc có phương án đảm bảo an toàn các công trình đang thi công.
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng kiểm tra công tác phòng chống bão số 9 tại tại phường Cửa Đại, thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam.
Ngay sau khi đi kiểm tra thực tế tại tuyến bờ biển Cửa Đại, thành phố Hội An bị sạt lở nghiêm trọng và đến kiểm tra công tác di dân tại phường Cửa Đại, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đánh giá cao việc chủ động ứng phó với bão số 9 của tỉnh Quảng Nam.
Trước dự báo bão số 9 sẽ vào các tỉnh Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, cả hệ thống chính trị đã vào cuộc quyết liệt cùng với nhân dân ứng phó hiệu quả với thiên tai. Phó Thủ tướng lưu ý tỉnh Quảng Nam cần phải bảo đảm an toàn trên biển; rà soát để tất cả các tàu thuyền trên biển ra khỏi khu vực nguy hiểm hoặc đưa về nơi tránh trú an toàn; tổ chức neo đậu an toàn để hạn chế các tàu va vào nhau, gây hư hỏng, chìm tàu khi bão vào.
Các lực lượng chức năng phải tập trung bảo đảm an toàn trên đất liền khi bão đổ bộ, chú trọng triển khai sơ tán dân ra khỏi khu vực nguy hiểm, nơi không an toàn; bảo đảm an toàn tại các công trình, tổ chức chằng chống nhà cửa, kho tàng, bệnh viện, trường học, công sở, các biển quảng cáo...; bảo vệ các công trình hạ tầng trọng điểm như đường dây 500 kV, cơ sở sản xuất, nhà máy, xí nghiệp, khách sạn, nhà hàng...
Các bộ liên quan cùng với các địa phương phải rà soát tất cả các hồ, đập để kịp thời phát hiện, xử lý sự cố nếu có; đồng thời quản lý, vận hành an toàn hồ đập, đặc biệt là quy trình vận hành các hồ thủy điện.
Các địa phương bố trí lực lượng, sẵn sàng cơ động với phương châm “4 tại chỗ”; các bộ, ngành phải huy động lực lượng hỗ trợ các địa phương ứng phó với bão và mưa lũ sau khi bão đi qua, chủ lực là các lực lượng của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Giao thông vận tải, Ủy ban Quốc gia về ứng phó thiên tai và tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn để đảm bảo tính mạng người dân.
Ngày 27/10, cả hệ thống chính trị của tỉnh Quảng Nam vào cuộc triển khai công tác phòng chống bão số 9. Kiểm tra công tác giúp dân phòng chống cơn bão số 9 tại một số địa phương ven biển, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam Phan Việt Cường yêu cầu toàn tỉnh quyết tâm hạn chế thấp nhất thiệt hại về tài sản, không để xảy ra thiệt hại về người; mỗi địa phương chủ động đề ra những kịch bản xấu nhất để sẵn sàng ứng phó khi bão số 9 đổ bộ vào đất liền.
Kiểm tra thực tế tại cơ sở cho thấy, người dân hiện tốt các yêu cầu về phòng, chống bão số 9 như chằng chống nhà cửa, chuẩn bị các điều kiện cần thiết và sẵn sàng di dời đến nơi tránh trú an toàn theo lệnh của chính quyền địa phương. Hệ thống loa truyền thanh cơ sở liên tục phát đi các thông tin và yêu cầu chuẩn bị phòng, chống bão số 9. Lãnh đạo các địa phương chỉ đạo thành lập các tổ thường trực ở các trụ sở các xã và mở đường dây nóng, để ứng cứu kịp thời trước bão và mưa lớn.
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy