Dòng sự kiện:
Putin: Từ bé trai ở khu ổ chuột đến người đàn ông quyền lực nhất thế giới
26/12/2014 09:51:31
ANTT.VN - Vladimir Putin có thể là một người mà cả thế giới biết đến hiện nay, nhưng ông không có được quyền lực đó chỉ qua một đêm.

Tin liên quan

Quyền lực của tổng thống Nga trong suốt những năm qua đã gắn với các từ khóa như điệp viên, xung đột chiến tranh, đầu sỏ chính trị, dầu khí và cả Judo. Tuy nhiên để trở thành một trong những người quyền lực nhất thế giới như bây giờ, ông từng đã có thời là một con người vô danh trong khu phố ổ chuột của Nga.
 
Vladimir Putin sinh ra tại thành phố Leningrad vào 7/10/1952
Ông là con trai duy nhất của một cựu chiến binh và một công nhân nhà máy sống tại khu ổ chuột nằm sâu trong thành phố Leningrad. Ông trưởng thành trong một căn hộ công cộng kiểu Xô viết cũ cùng với 2 gia đình khác nữa.

Putin lúc 4 tuổi

Hồi còn học trung học, Putin đã tham gia vào ban phát thanh trường, ông chơi nhạc của Beatles và những nhóm nhạc rock phương Tây khác.

Nhiếp ảnh gia Platon- người vô tình chụp được bức ảnh của Putin cho bìa tạp chí Time vào năm 2007 cho biết thành viên yêu thích trong nhóm The Beatles của tổng thống là Paul và Yesterday là bài hát yêu thích của ông.

Tuy nhiên, theo những thông tin khác thu thập được, ông yêu thích những bài hát truyền thống của Xô Viết, không phải rock của phương Tây. “Ông là một người bảo thủ gần như trong suốt cả cuộc đời”, tác giả Karen Dawisha đã viết trong cuốn sách “Putin’s Kleptocracy” của mình.

Putin đến với môn võ Judo khi còn trẻ. Ông đã từng vô địch giải Judo tại trường đại học năm 1947

Người ta tin rằng tình yêu của ông với Judo đã phần nào thể hiện qua chính sách ngoại giao của ông.

Sergey Alaksashenko, cựu phó bộ trưởng tài chính Nga cho rằng “ Không giống như cờ, một trận đấu Judo không chờ đến khi đối thủ ra tay. Chiến lược của ông ấy là chờ đợi cơ hội để thực hiện một bước di chuyển nhanh lẹ và sau đó lùi lại ngay tức khắc. Thành công của một trận Judo là ở chỗ có đoán được hành động của đối thủ hay không cũng như người đó phải quyết đoán, hành động trước và cố gắng phá hỏng đối thủ”.

Từ nhỏ ông đã yêu thích tiểu thuyết trinh thám và đặc biệt là những chương trình TV nói về các gián điệp hai mang của Liên Xô.

Putin thực sự say mê seri chương trình “17 khoảnh khắc của Spring” chuyển thể từ cuốn sách  nổi tiếng của những thập kỷ 60 viết về điệp viên 2 mang Max Otto trong thế chiến thứ 2.

Có lẽ để hiện thực hóa giấc mơ của mình, Putin đã theo học khoa Luật của đại học Leningrad năm 1970. Theo một số nguồn tin, khoa luật của Liên Xô thời kỳ này thực chất là lò đào tạo các nhân tài của Cơ quan An ninh Liên Xô (KGB). Bản thân Tổng thống Putin cũng từng thừa nhận, KGB có ý định tuyển dụng ông trước cả khi tốt nghiệp đại học năm 1975. Trước khi đến với sự nghiệp chính trị, Putin đã có một thời gian dài làm điệp viên kỳ cựu cho KGB.

Putin đã tốt nghiệp năm 1975 và được tuyển dụng vào tổ chức tình báo KGB. Theo ghi được, Putin rất giỏi tiếng Đức đến mức có thể giả giọng địa phương. Không giống các đặc vụ của tổ chức tình báo KGB, Putin thích chơi với người đức và vô cùng thích thú với “những nguyên tắc của người Đức”.

Từ 1985 đến 1990 KGB chuyển Putin sang làm việc tại Dresden, Đông Đức. Sau đó Putin được gọi quay trở lại Leningrad, nơi vào tháng 6, 1990 ông được trao một chức vụ tại ban Quan hệ quốc tế của Đại học Quốc gia Leningrad, trực tiếp dưới quyền hiệu phó. Tháng 6 năm 1991, ông được chỉ định làm lãnh đạo Ủy ban quốc tế trong văn phòng thị trưởng St. Petersburg, với trách nhiệm tăng cường quan hệ quốc tế và đầu tư nước ngoài.

Năm 1989, trong vòng 1 năm Putin đã quay lại Leningrad làm công việc dưới quyền thị trưởng dân chủ đầu tiên của thành phố Leningrad, ông Anatoly Sobchak (từng là giảng viên luật của Putin hồi ông còn học đại học)

Năm 1991, Putin chính thức rút khỏi tổ chức tình báo KGB.

Ông Sobchak đã đưa học trò cũ của mình vào làm việc, và từ đó Putin bắt đầu làm việc cho chính quyền Nga.

Có nhiều người thuộc đảng Dân chủ St.Petersburg tin rằng ông Putin được chọn làm trong văn phòng thị trưởng là bước đi của KGB...nhưng không có bằng chứng xác thực.

Người ta đồn ông là “cánh tay phải” của Sobchak. Khi Sobchak thua trong lần tái bầu cử thị trường, người thắng cử ông Vladimir Yakovlev đã đề nghị Putin tiếp tục làm việc nhưng ông đã từ chối và nói rằng “ Thà bị treo cổ để giữ sự trung thành còn hơn là được khen thưởng vì đã phản bội”.

Ông chính là quản lý cho chiến dịch tái bầu cư ông Sobchak. Vladimir Yakovlev, người được thị trưởng Mát xco va hậu thuẫn đã đấu lại với Sobchak và thắng cử. Yakovlev cho Putin làm một công việc tạm thời trong văn phòng nhưng ông đã từ chối.

Bước tiến lớn của Putin: năm 1996 Putin và gia đình chuyển đến Mát xco va nơi ông đã nhanh chóng thăng tiến và trở thành giám đốc Tổng cục An ninh Liên bang Nga FSB.

Ngày 1/1/1998 Putin chính thức giữ chức giám đốc của FSB. Putin đã giữ nhiều vị trí tại Mát xcơ va từ năm 1996 đến 1999, cuối cùng trở thành giám đốc của FSB.

Vô cùng thú vị là Putin không hề thích thành phố mát xcơ va. Ông coi nó là “một thành phố kiểu Tây phương”. Ông từng phát biểu “ Tôi không thể nói rằng tôi không yêu Mát xcơ va, chỉ là tôi thích Xanh Pê téch bua hơn. Nhưng Mát xcơ va rõ ràng là một thành phố kiểu Tây phương”.

Tại thời điểm sự nghiệp phát triển nhanh chóng, Putin vẫn dành thời gian trau dồi kiến thức kinh tế. Ông đã bảo vệ thành công luận án tiến sĩ kinh tế tại học viện mỏ Xanh Pê téch bua năm 1997.

Tháng 8/1999, Tổng thống Nga lúc bấy giờ Boris yeltsin chỉ định Putin làm tổng thống. Một tháng sau đó, đánh giá uy tín của Putin chỉ ở mức 2%.

Putin là tổng thống đời thứ 5 và lúc được bổ nhiệm , ông đã làm cả nước Nga ngạc nhiên. Khi được chỉ định, rất ít người tin rằng Putin, một khuôn mặt rõ ràng ít tiếng tăm, có thể giữ ghế lâu hơn so với những người tiền nhiệm. Những đối thủ chính và có thể là người kế nhiệm của Yeltsin như Thị trưởng Moskva Yuriy Mikhaylovich Luzhkov và cựu Thủ tướng Nga Yevgeniy Maksimovich Primakov đã tiến hành các chiến dịch vận động nhằm thay thế vị tổng thống già yếu, đã có phản ứng mạnh mẽ nhằm ngăn cản Putin xuất hiện với tư cách một đối thủ tiềm năng. Hình ảnh một nhân viên ngành an ninh tiếp cận và xử lý vấn đề khủng hoảng Chechnya một cách cứng rắn của Putin đã nhanh chóng lôi cuốn sự ủng hộ của dân chúng, cho phép ông dần vượt xa các đối thủ.

Sau đó Yeltsin bất ngờ từ chức để Putin lên nắm quyền tổng thống năm 1999. Rất nhiều người tin rằng Yeltsin đẩy Putin vào vị trí tổng thống là để bảo vệ bản thân mình, lúc đó cuộc chiến tại Chechnya đang bắt đầu đóng băng, và tín nhiệm của ông đang bắt đầu tụt hạng. Dân chúng Nga lúc đó đã bất mãn với những chính sách già nua và không hiệu qủa của Ýeltsin, Putin lên nắm quyền đã mở ra một trang sử mới cho đất nước này.

Trong nhiệm kỳ tổng thống đầu tiên, Putin chủ yếu tập trung vào những vốn đề trong nước. Hai sự kiện lớn giai đoạn này này là cuộc chiến tại Chechnya và những đầu sỏ chính trị tàn dư từ thời của Yeltsin.

Putin đã tiếp quản nước Nga trong một giai đoạn đặc biệt khó khăn của quốc gia này. Bối cảnh nước Nga lúc đó ngập trong xung đột với Chechnya. Thêm vào đó những đầu sỏ chính trị từ thời của Yeltsin đang mong muốn mở rộng quyền lực chính trị của mình.

Ngay khi trúng cử, Putin đã đưa ra nhiều biện pháp nhằm tái lập quyền lực tuyệt đối của Kremlin đối với đời sống chính trị Nga. Thời Yeltsin, 89 vùng lãnh thổ chính trị cấp dưới liên bang ở nước Nga (các nước cộng hoà, vùng, krai, Moskva và Sankt-Peterburg) đều được trao những quyền tự trị rất lớn.

Những tháng đầu tiên trong nhiệm kỳ tổng thống thứ nhất của Putin được đánh dấu bằng sự dàn xếp quan hệ với các nhóm tài chính-công nghiệp lớn, mà các nguồn tài chính cũng như các đế chế truyền thông của họ từng là những vũ khí quan trọng trong cuộc chiến tranh chính trị xảy ra trong nước những năm trước đó.

Năm 2004, Putin tái đắc cử nhiệm kỳ 2. Ông tiếp tục giải quyết các vấn đề trong nước tuy nhiên bị chỉ trích từ  truyền thông.

Nhà báo nổi tiếng Politkovskaya bị ám sát sau khi bà viết về nạn tham nhũng trong quân đội Nga khi vẫn đang trong cuộc chiến Chechnya. Truyền thông phương Tây đã chỉ trích mạnh mẽ Putin không thể bảo vệ được báo giới trong cuộc chiến này.

Tuy nhiên, uy tín của ông Putin không quá bị ảnh hưởng bởi trong suốt 2 nhiệm kỳ đầu này, kinh tế Nga chứng kiến những con số đầy ấn tượng:  tăng trưởng ở mức70%, đầu tư tăng 125%.

GPD năm 2007 của Nga đã đạt đỉnh cao của những năm 1990, cho thấy đất nước đã vượt qua cơn bão suy thoái kinh tế, sau khi liên bang Xô Viết sụp đổ. Tuy nhiên, người ta cũng cho rằng Putin may mắn bởi nền công nghiệp dầu mỏ phát triển của Nga đã góp phần lớn vào kết quả này.

Năm 2008, Dmitry Medvedev được chỉ định làm tổng thống. Một ngày sau đắc cử, ông đã đưa Putin trở thành thủ tướng... Cùng lúc Nga gặp phải cuộc khủng hoảng tại chính. Lúc này nền kinh tế Nga thực sự thảm hại do phụ thuộc quá nhiều vào đầu tư từ phương Tây.

Thêm vào đó, cuộc khủng hoảng tài chính đã cho thấy rõ việc Nga phải phụ thuộc vào dầu lửa quá nhiều cũng như việc sự phát triển của các ngành công nghiệp bị mắc trong những chính sách chính trị kinh tế.

Trong cùng một năm đó, Nga đã dính vào vụ xung đột quốc tế 5 ngày – cuộc chiến Nga – Gruzia
Cuộc xung đột bao gồm Nga, Gruzia và 2 khu vực ly khai Nam Ossetia và Abkhazia. Hai khu vực này đã cố gắng giành quyền tự trị từ những năm 90. “Sau cuộc xung đột  năm 2008, Mát xcơ va đã tuyên bố công nhận quyền tự trị của 2 vùng này và thiết lập mối liên kết đồng minh với Nicaragua và Venezueala cũng như một số đảo quốc Thái Bình Dương khác.” theo BBC.

Đến năm 2012: Putin đã thắng cử lần thứ 3 với 63,3% phiếu bầu (đây là nhiệm kỳ 6 năm thay vì 4 năm như trước)

Trở lại Điện Kremlin từ tháng 5/2012, Putin đã cam kết đưa kinh tế Nga đạt tăng trưởng ở mức 5,0% trong năm 2013, cao hơn mức tăng khoảng 3,4-4,0% trong các năm từ 2010 - 2012 nhưng theo Ủy ban Thống kê quốc gia Nga, tăng trưởng kinh tế của Nga trong quý III/2013 chỉ đạt mức 1,2%, thấp hơn nhiều so với mục tiêu tăng 3,0% mà chính phủ đặt ra trước đó.

Có nhiều tranh cãi xoay quanh lần đắc cử này và dư luận cho rằng có gian lận. Hai năm sau, Putin quyết định sát nhập Crime , đây là một trong những bước đi địa chính trị phức tạp và gây tranh cãi nhất trong năm 2014.

Chủ tịch Viktor Yanukovych của Ukraine đã gửi một bức thư đến Putin nhằm yêu cầu ông sử dụng quân đội nga để phục hồi lại luật pháp và trật tự tại Ukraine.

Quốc hội Nga đã cho Putin “quyền để sử dụng lực lượng quân đội nhằm đối phó với cuộc chính biến tại Ukraine và xây dựng một chính quyền ủng hộ Tây phương mới, chính phủ Ukraine ở Kiev đe dọa chiến tranh nếu quân đội Nga tiếp tục hoành hành tại đất nước này” – tờ New York Times cho biết.

Gần đây, Putin đã bắt đầu khai phá mối quan hệ với Trung Quốc – nguyên nhân phần lớn là do Nga cần những đối tác ngoại thương khác sau khi lệnh trừng phạt của phương Tây đã gần như cô lập nước này.

Với thương vụ xây dựng đường ống khí đốt 70 tỉ USD với Trung Quốc, có thể thấy Nga đang xem xét xây dựng “một đường ray tốc độ cao dài cả nghìn km từ Mát xcơ va đến Bắc Kinh”.

“Bị cô lập do xung đột với Ukraine, Nga đang tìm cách dựa dẫm vào Trung Quốc để có được những mối đầu tư nhằm thoát khỏi cuộc suy thoái” – theo một nguồn tin của Bloomberg cho hay.

Không ai có thể chắc chắn bước đi tiếp theo của Putin là gì nhưng có vẻ ông đang hướng tới nhiệm kỳ tổng thống thứ 4 và có thể cả thế giới vẫn còn có thể trông đợi nhiều thứ từ con người này trong năm sau.

Trở lại lúc Putin còn là phó thị trưởng tại Xanh Pê téch bua, những đồng nghiệp chí cốt gọi ông là “sếp”. Và Forbes đã điểm tên ông vào danh sách những người quyền lực nhất năm 2014.

Tú Anh (Theo Businessinsider)

Theo: ANTT/NĐT
Thích và chia sẻ bài viết này :
Tags :
Tin liên quan
Mọi góp ý tin bài cho chúng tôi vui lòng gửi vào email: antt.toasoan@gmail.com
Đang phổ biến