Tin liên quan
Logo của tập đoàn Pou Chen (Ảnh: Internet)
Tính đến cuối tháng 9/2015, 42% số lượng các sản phẩm giày của Tập đoàn Pou Chen được sản xuất ở Việt Nam, tăng từ tỷ lệ 34% năm 2013 và 39% năm 2014.
Tập đoàn Pou Chen có trụ sở chính đặt tại thành phố Đài Trung, Đài Loan (Trung Quốc). Hàng năm tập đoàn này sản xuất hơn 300 triệu đôi giày ra thị trường. Lĩnh vực sản xuất giày dép và may mặc chiếm khoảng 75% doanh thu của Pou Chen.
Phát ngôn viên của tập đoàn, ông Amos Ho cho biết do mức lương và các chi phí dành cho phúc lợi lao động ở Trung Quốc đang tăng lên, Pou Chen đã từng bước dịch chuyển các cơ sở sản xuất của mình sang Việt Nam kể từ năm 2012.
“Chúng tôi xem xét các điều kiện về kinh tế và chính trị của Việt Nam là ổn định” – ông Ho nói thêm.
Các khách hàng lớn của tập đoàn Pou Chen đều là các tên tuổi lớn như Nike, Adidas, Reebook, New Balance... (Ảnh: Pouchen.com)
Trong năm 2014, tập đoàn Pou Chen đã phải đối mặt với những thách thức chưa từng có tiền lệ, đó là khi công ty con Yue Yuen Industrial Holdings có trụ sở đặt ở Hồng Kông (Trung Quốc) của Pou Chen phải xử lý vấn đề đình công của hàng nghìn công nhân ở thành phố Đông Quản, Trung Quốc.
Các công nhân của Yue Yuen muốn nhận được các nhiều quyền lợi hơn sau khi họ phát hiện ra nhà sản xuất này trả lương thấp hơn so với khoản bảo hiểm xã hội mà người lao động đã đóng góp nhiều năm qua – một thực tế khá phổ biến ở nhiều công ty Trung Quốc. Cuối cùng, công ty Yue Yuen đã buộc phải trả 90 triệu USD để giải quyết tranh chấp và làm ảnh hưởng đến kết quả lợi nhuận của Pou Chen năm ngoái. Lợi nhuận ròng của Pou Chen năm 2014 là 8,61 tỷ Đài tệ (tương đương 264,3 triệu USD), giảm 19% so với năm 2013. Tuy nhiên, doanh số bán hàng năm 2014 lại tăng 8%.
Việc Pou Chen dịch chuyển sang Việt Nam không phải là cá biệt, một đối thủ cạnh tranh nhỏ hơn của Pou Chen ở Đài Loan – công ty Feng Tay Enterprises – có thể cũng đang hy vọng sẽ thu lợi từ việc Việt Nam trở thành thành viên của Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) – một thỏa thuận nhằm tạo ra một khối thương mại tự do lớn nhất thế giới. Năm nay, Feng Tay đã sản xuất nhiều hơn 50% tổng số lượng các sản phẩm giày của công ty này ở các nước Đông Nam Á.
“Khi các nước thành viên TPP được dự kiến sẽ xuất khẩu hàng hóa sang Mỹ mà không bị đánh thuế hải quan, các thương hiệu quốc tế như Nike và Asidas sẽ muốn mua nhiều hơn các sản phẩm được sản xuất tại Việt nam” – Nhà phân tích Peggy Shih của Yuanta Securities Investment Consulting cho biết. “Đấy là lý do tại sao các nhà cung cấp giày dép đang tích cực chuyển dịch các nhà máy của mình đến Việt Nam” – Nhà phân tích này nói thêm.
Tập đoàn dệt may hàng đầu của Đài Loan, Far Eastern New Century, vào tuần trước cũng cho biết nhà máy mới ở Việt Nam của tập đoàn này sẽ bắt đầu đi vào hoạt động vào nửa cuối năm 2016. Trước đó, Tập đoàn Far Eastern New Century đã lần đầu tiên tiết lộ về kế hoạch đầu tư đến 10 tỷ Đài tệ vào Việt Nam vào tháng 6 năm nay.
Phương Phương – Theo Nikkei
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy