Tin liên quan
ĐBQH Trần Hoàng Ngân, Phó Hiệu trưởng trường Đại học Kinh tế Tp. HCM
Theo PGS.TS.Trần Hoàng Ngân, Phó Hiệu trưởng trường Đại học Kinh tế TP.HCM, với mức lạm phát 5% mới kích thích tăng trưởng nền kinh tế. Có nghĩa, vừa kích thích sự tăng trưởng kinh tế, vừa kích thích sản xuất kinh doanh, các nhà tiêu dùng cũng cảm thấy chấp nhận được.
“Cho nên 2015 chúng ta đưa ra mục tiêu kiểm soát lạm phát ở mức 5%, đối với tôi chỉ số này là bình thường, do nguyên nhân chính là tác động của giá xăng dầu thế giới. Bởi vậy, tình hình lạm phát thấp không riêng gì Việt Nam mà diễn ra trên thế giới do chỉ số đặc biệt giá dầu thô đang tụt trên 90 USD xuống còn mức 70 USD/thùng, kéo giá cả chung cả thế giới đi xuống, không riêng Việt Nam”, ông Ngân phân tích
Thời gian qua, lạm phát là yếu tố đặc biệt quan tâm trong thời kỳ dài, lạm phát thường gây ra tác hại phụ với nền kinh tế. “Từ 2011 đến nay, chúng ta có mục tiêu hàng đầu là ổn định kinh tế vĩ mô và kiểm soát lạm phát. Đến nay kiềm chế đó có đầy đủ biện pháp để có thể điều hành lạm phát theo ý muốn chủ quan. Tuy nhiên, chúng ta quen với lạm phát cao, khi lạm phát xuống thấp, chúng ta lo lắng”, ông Ngân bình luận.
Về vấn đề này, một chuyên gia tài chính cho rằng lạm phát là vấn đề có thể dự báo sớm. Việc lạm phát đến nay chỉ 2, 6% là điều có thể được báo trước bởi nền kinh tế không hấp thụ được vốn.
“Điều này đã được nói rất nhiều trong thời gian qua. Thực tế là ngân hàng không cho vay được, tín dụng cũng chỉ mới chuyển dịch được có mấy tháng gần đây. Chỉ có điều, lạm phát thấp như thế, tín dụng thấp như thế nhưng tăng trưởng của nền kinh tế vẫn ở mức 5,5%, mức chấp nhận được. Theo đánh giá chung thì mức tăng trưởng như vậy là cao, chứ không phải thấp”, vị này bình luận.
Tuy nhiên lạm phát thấp cũng có những cái khó chịu. Đó là nền sản xuất, nền kinh tế sẽ chịu tác động nhất định, bởi lạm phát thấp một lúc nào đó sẽ ảnh hưởng tới khả năng tăng trưởng của nền kinh tế.
“Nói gì thì nói Việt Nam vẫn phải đi theo con đường tăng trưởng cao. Khi nền kinh tế rơi vào khó khăn thì nhiều chuyên gia cũng nói rất ghê là nền kinh tế của chúng ta nghiện tăng trưởng. Nhưng chúng ta đừng bao giờ bị xúc động bởi cách nói như thế. Nền kinh tế nước ta là nền kinh tế sản xuất, nên phải gắn liền với tăng trưởng là đúng”, vị này bình luận.
Với các nước phát triển như Nhật, châu Âu, Mỹ thì việc tăng trưởng thêm khoảng 0,5% đã là rất tốt vì họ đã có hàng trăm năm phát triển. “Nhưng nền kinh tế của chúng ta thì khác, nền kinh tế của chúng ta còn bé, tính bền vững của lạm phát ở mức thấp. Lạm phát thấp như thế, nó có tác động gì trong quá trình tăng trưởng của nền kinh tế chúng ta? Đó là vấn đề mà những người làm chính sách của chúng ta đã tìm hiểu, cân nhắc”, vị này bình luận.
Theo vị chuyên gia này, với nền kinh tế của Việt Nam, lạm phát tối ưu là 5 – 6%. Vì ở mức này tức là đã có mức tăng giá, có nghĩa người bán hàng có thể tăng giá, việc tăng giá sẽ tạo ra sự chênh lệch giữa giá vốn và giá bán…
“Lạm phát ở mức đó xem nó như một biến số chứ không phải là biến số duy nhất đưa vào phương trình của nền kinh tế và như thế nó kích thích sản xuất, đầu tư trong nước, đầu tư nước ngoài…. Có nghĩa là kích thích cho tổng cầu và từ đó kích thích tăng trưởng kinh tế”, vị này bình luận.
Theo Bizlive
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy