Tin liên quan
CPI tháng 11 tăng trưởng âm – “lạ” nhưng không quá bất ngờ
Theo số liệu mới được Tổng cục thống kê công bố, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của cả nước trong tháng 11 đã bất ngờ giảm mạnh 0,27% so với tháng trước, nhưng so với cùng kỳ tháng 11/2013 thì chỉ số giá tiêu dùng đã tăng thêm 2,6%. Với riêng Hà Nội, đây là lần đầu tiên sau 10 năm CPI giảm vào tháng 11 (-0,3%); còn trên địa bàn Tp. HCM, CPI cũng tiếp tục giảm tháng thứ 2 liên tiếp ở mức âm 0,36% so với tháng trước.
Lũy kế từ đầu năm, CPI cả nước tăng 2,08%, mức tăng rất thấp so với con số dự kiến của Chính phủ: đến hết năm CPI tăng 7%. Trước đó, trình bày báo cáo tình hình kinh tế xã hội tại Phiên họp Quốc hội ngày 19/11, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho biết, CPI cả nước trong tháng 11 ước tính giảm 0,2% so với tháng 10 trong khi lạm phát cả năm có thể dưới 3%.
Nếu tính cả mức giảm 0,44% của tháng 3 thì đây là lần thứ 2 trong năm mà CPI đã tăng trưởng âm, một hiện tượng khá bất ngờ vì theo thông lệ, cuối năm thường là thời điểm mua sắm tăng cao, giá cả các mặt hàng luôn được điều chính tăng chứ hiếm khi giảm.
TS. Lưu Bích Hồ, nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược phát triển, Bộ KH&ĐT
Tuy nhiên, trao đổi với phóng viên ANTT.VN, TS. Lưu Bích Hồ, nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược phát triển (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) đánh giá việc “tụt” điểm bất ngờ của CPI trong tháng vừa qua xét về tổng thể có vẻ là khá “lạ” nếu so với xu hướng của chỉ số này trong nhiều năm nhưng ông cũng cảm thấy không quá bất ngờ. Bởi lẽ:
Thứ nhất, quan sát diễn biến trên thị trường thế giới, tính từ tháng 6/2014 giá dầu thô Brent đã giảm tới 25% xuống chỉ còn $85 một thùng, kéo giá xăng dầu trong nước có lần giảm giá thứ 10 trong vòng 3 tháng gần nhất; đây chính là nguyên nhân làm cho chỉ số giá của nhóm giao thông giảm mạnh 2,75%. Bên cạnh đó, việc xuống giá của mặt hàng thiết yếu trên cũng đã gián tiếp làm cho giá nhập khẩu nhiều mặt hàng giảm xuống.
Thứ hai, trong tháng, chỉ số giá nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống không những tăng mà còn giảm 0,03% so với tháng 10. Đây cũng là nhóm có quyền số lớn nhất trong rổ tính CPI, do đó, mức giảm tại nhóm này có tác động khá lớn lên diễn biến CPI trong tháng. Cụ thể, trong tháng, chỉ số giá thực phẩm giảm mạnh 0,1% trong khi chỉ số giá lương thực tăng 0,12% và ăn uống ngoài gia đình tăng nhẹ 0,03%.
Thứ ba, xét về bối cảnh kinh tế nước từ đầu năm, lạm phát luôn được kiếm chế ở mức thấp, lãi suất tín dụng liên tục giảm, ổn định kinh tế vĩ mô vẫn được duy trì, tổng cầu tiêu dùng, tổng cầu đầu tư chưa có nhiều khởi sắc.
Do đó, xét một cách thấu đáo, việc tăng trưởng âm của chỉ số giá tiêu dùng trong tháng 11 không có điều gì quá đỗi bất ngờ. Với việc năm 2014 sắp bước vào tháng cuối cùng, triển vọng kinh tế tháng cuối năm không có nhiều đột biến, TS. Lưu Bích Hồ nhận định lạm phát cả năm nhiều khả năng sẽ cán đích ở tỷ lệ dưới 3%.
Trước câu hỏi của phóng viên về việc lạm phát thấp liệu rằng có tác động tiêu cực kìm hãm tăng trưởng kinh tế như nhiều người lo ngại, vị chuyên gia này cho hay: lạm phát thấp, CPI thấp ít nhiều cũng sẽ có những ràng buộc tới tăng trưởng nhưng xét trong bối cảnh kinh tế hiện nay của nước ta, việc kiểm soát lạm phát thấp phản ánh cam kết kiên trì giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô đã được thực hiện tốt, lạm phát thấp cũng làm cho sức mua của đồng tiền tốt lên, giảm áp lực cho người dân, tạo điều kiện để hệ thống ngân hàng có thể giảm lãi suất, tăng nguồn vốn tài trợ cho thị trường, tạo cơ sở thuận lợi cho việc thực hiện đề án tái cơ cấu và ông cũng khẳng định “không phải cứ lạm phát cao thì tăng trưởng mới có thể cao”.
“Tín hiệu đáng mừng”
Đồng tình với ý kiến của TS. Lưu Bích Hồ, GS.TSKH Nguyễn Mại, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (VAFIE), nguyên Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư bổ sung thêm:
Trên thế giới, chỉ số CPI tối ưu nhất là 3%, trên 3% thì sẽ dẫn tới lạm phát và dưới 3% thì lại gây ra giảm phát. Nhưng tại sao lại là 3%?! Bởi vì không có con số 3% trên thì sẽ không thể kích thích tiêu dùng để thúc đẩy tăng trưởng, lấy ví dụ tại Nhật Bản, khi lên nắm quyền, Thủ tướng Shizo Abe đã ngay lập tức bổ nhiệm cựu Chủ tịch Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB), Haruhiko Kuroda giữ chức Thống đốc NHTW Nhật Bản (BOJ) với mục tiêu số 1 là khắc phục tình trạng giảm phát đưa lạm phát lên mức 3% để kích thích tăng trưởng kinh tế. Trên thế giới, mức lạm phát 3% là mức hợp lý nhất nhưng ở chúng ta trước đây có những thời kỳ lạm phát nhảy vọt lên tới 2 con số nên những năm gần đây bằng sự nỗ lực lớn lạm phát đã được “kéo” về xung quanh mốc 7%, nhưng kỳ thực so với con số tối ưu 3% thì tỷ lệ đó vẫn còn rất cao.
GS.TSKH Nguyễn Mại, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài, nguyên Thứ trưởng Bộ KH&ĐT
Chỉ số về lạm phát sẽ liên quan đến 2 yếu tố rất quan trọng. Thứ nhất là lãi suất, lãi suất phải thực dương, tức là phải cao hơn tỷ lệ lạm phát vài phần trăm. Nếu tỷ lệ lạm phát được kiềm chế ở mức 3% thì về lý thuyết lãi suất tiết kiệm sẽ được hạn chế ở mức từ 4 – 5%/năm và lãi suất cho vay sẽ về mức từ 6,5 - 7%/năm, đó là những tỷ lệ hợp lý nhất cho nền kinh tế. Với tỷ lệ lạm phát cả năm 2014 nhiều khả năng sẽ được kiềm chế ở xung quanh mức 3% như hiện nay là một tín hiệu rất khả quan.
Thứ 2 là vấn đề tỷ giá, lạm phát thấp sẽ giúp cho giá trị đồng tiền được giữ ở mức ổn định, dẫn đến tỷ giá ngoại hối được ổn định, làm cho hoạt động xuất nhập khẩu cũng sẽ được ổn định và dễ dự báo hơn, tạo điều kiện cho doanh nghiệp có thể dễ dàng tiếp cận nguồn vốn, ổn định sản xuất, phát triển kinh doanh.
“Theo quan điểm của tôi, tỷ lệ lạm phát như thời gian vừa qua là một tín hiệu rất đáng mừng”, GS.TSKH Nguyễn Mại đánh giá.
N.G
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy