Dòng sự kiện:
Thừa Thiên – Huế: Đầu tư gần 12.000 tỷ đồng cho quy hoạch thủy lợi
09/12/2017 19:38:12
Quy hoạch với tổng kinh phí 11.939 tỷ đồng nhằm khai thác và sử dụng hiệu quả nguồn nước, qua đó đảm bảo cấp nước cho sản xuất nông nghiệp, phòng chống và giảm thiểu tối đa rủi ro thiên tai.

UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế vừa thông qua quy hoạch thủy lợi trên địa bàn đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035, phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương và ảnh hưởng của biến đổi khí hậu.

Theo đó, quy hoạch được phân 13 vùng quy hoạch cụ thể căn cứ vào vị trí địa lý và quản lý hành chính của từng địa phương. Tổng kinh phí 11.939 tỷ đồng, bao gồm kinh phí đầu tư cho phát triển hạ tầng công trình thủy lợi, ứng phó biến đổi khai hậu và tình hình sạt lở.

Gần 12.000 nghìn tỷ đồng cho quy hoạch thủy lợi tại Thừa Thiên - Huế (Ảnh minh họa)

Quy hoạch thủy lợi nhằm từng bước hoàn thiện hạ tầng hệ thống công trình thủy lợi, hiện đại hoá việc quản lý, khai thác góp phần phát triển kinh tế - xã hội bền vững, tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, phát triển bền vững.

Quy hoạch lần này cũng góp phần xây dựng nông thôn mới, bảo vệ môi trường, giảm thiểu các thiệt hại và ảnh hưởng tiêu cực do nước gây ra đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội. Theo quy hoạch, các địa phương tại Thừa Thiên – Huế, các ngành xây dựng kế hoạch đầu tư phát triển thuỷ lợi ngắn hạn, trung hạn và dài hạn theo giai đoạn phát triển kinh tế từ nay đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2035. 

Thông qua việc điều tra, đánh giá tình hình khai thác nguồn nước trên sông Hương, các bậc thang thủy điện, các công trình ngăn mặn, xem xét bổ sung các công trình tạo nguồn nước, phòng lũ và phát điện, đảm bảo cấp thoát nước cho hoạt động công - nông nghiệp và sinh hoạt.

Ngoài nguồn lực của nhà nước, tỉnh huy động thêm các nguồn lực khác để ưu tiên thực hiện các công trình khoanh vùng chống lũ ở vùng trũng thấp, thường xuyên chịu ảnh hưởng bở mưa lũ kéo dài.

Bên cạnh việc đầu tư các công trình thủy lợi, tỉnh Thừa Thiên - Huế còn thực hiện các giải pháp như trồng và bảo vệ rừng, nâng cao năng lực cảnh báo, xây dựng bản đồ ngập lụt theo các kịch bản xả lũ các hồ chứa thượng nguồn kèm theo phương án sơ tán dân theo kịch bản.

Đình Tuấn 


Theo: ANTT/NĐT
Thích và chia sẻ bài viết này :
Mọi góp ý tin bài cho chúng tôi vui lòng gửi vào email: antt.toasoan@gmail.com
Đang phổ biến