Thùng dầu và câu chuyện kẻ khóc người cười
11/12/2014 17:56:07
ANTT.VN - Giá dầu đã giảm hơn 40% kể từ tháng 6. Trong cuộc chiến giá dầu này, ai là kẻ khóc ai là người cười?

Tin liên quan

Thường thì giá dầu giảm nghĩa là các nhà xuất khẩu dầu đang hứng chịu suy giảm lợi nhuận lớn, trong khi các nhà nhập khẩu có thể tiết kiệm lượng chi phí lớn cho nhiên liệu. Tuy nhiên, mọi chuyện không chỉ đơn giản như vây. Lượng cầu yếu cùng với việc Mỹ vẫn tiếp tục sản xuất dầu đã đẩy giá dầu giảm hơn 40% kể từ tháng 6. Trong cuộc chiến giá dầu này, ai là kẻ khóc ai là người cười?

Venezuale: Lạm phát và thiếu thốn

Venezuela là một trong những nhà xuất khẩu dầu lớn nhất thế giới, tuy nhiên do thiếu sự quản lý kinh tế sát sao, ngay cả trước khi giá dầu giảm đất nước này cũng đã phải rất chật vật để cân bằng ngân sách chi tiêu.

Bộ trưởng Ngoại giao, ông Rafael Ramirez cho biết  giá dầu phải ở ngưỡng ít nhất là 120USD/thùng – nghĩa là gần gấp đôi so với bây giờ thì  mới cứu vãn đượcc nền công nghiệp dầu mỏ của đất nước này cũng như có đủ kinh phí cho những chương trình phát triển xã hội.

Venezuela cũng đang chịu cảnh lạm phát với tỉ lệ khoảng 50% do những quản lý tiền tệ yếu kém khiến thị trường tín dụng đen hoành hành. Chủ tịch Nicolas Maduro vẫn tin tưởng rằng giá dầu sẽ chạm đáy sớm và kinh tế Venezuela có thể hồi phục như thời hoàng kim của thùng dầu trước đây.

Nga: Đổ dầu vào lửa

Giống như Venezuela, thu nhập từ dầu và khí đốt chiếm tới 70% doanh thu của Nga.  Với mỗi một đô la giá dầu giảm, nước Nga sẽ mất thêm 2 tỉ USD và giá giảm đang đẩy doanh thu của các nhà xuất khẩu dầu của nga xuống mức thấp nhất kể từ năm 2010.

Thủ tướng Putin đã lên tiếng về việc giảm chi tiêu chính phủ và liên tục nhấn mạnh việc xem xét lại chi tiêu quốc gia nhất định sẽ có sự xem xét do giá năng lượng lao dốc.

Đồng rúp của Nga cũng đã sụt giảm mạnh mẽ từ đầu năm 2014. Điều này được đổ lỗi cho việc xung đột với Ukraine và lệnh trừng phạt, tuy nhiên nguyên nhân sâu xa của việc này là do giá dầu giảm.

Một nhà kinh tế trưởng cho biết: “Tiềm năng tương lai của đồng Rúp là phải nhờ giá dầu”.

Ả Rập: cuộc chiến giá dầu và thị phần
 
Ả Rập có lẽ là người thắng lớn trong cuộc chiến này. Đất nước xuất khẩu dầu lớn nhất thế giới và là thành viên có tiếng nói nhất trong Hiệp hội Các nước Xuất khẩu dầu OPEC có thể hỗ trợ đẩy giá dầu lên bằng các cắt giảm lượng dầu sản xuất. Tuy nhiên quốc gia này còn “bận” tranh giành thị phần trong cuộc chiến xuất khẩu dầu nên có vẻ sẽ không có chuyện đó.
 
Có hai lý do cho chuyện này: nỗ lực cạnh tranh với các thành viên Opec và gây áp lực lên nền công nghiệp dầu khí của Mỹ.
 
Dù Ả Rập cũng cần giá dầu ở mức 85$ trong thời gian tới, nhưng đã dự dự lượng lớn 700 tỉ USD- vậy nên đã sẵn sàng chịu đựng mức dầu thấp trong một khoảng thời gian.

Việc giá dầu tiếp tục giảm sâu sẽ khiến các nhà sản xuất có chi phí sản xuất cao sẽ phải đóng cửa và thị trường Ả rập sẽ lại chiếm được thêm thị phần trong thị trường dầu.

 
Châu Âu và châu Á
Nền kinh tế đá phiến của Châu Âu đặc trưng bởi lạm phát thấp và tăng trưởng yếu. Tuy nhiên, việc các nhà đầu tư đang bán tháo cổ phiếu năng lượng gần đây, đã kéo thị trường cổ phiếu lao dốc. Bên cạnh đó, giá dầu và nguyên liệu thấp hiện nay vẫn là động lực thúc đẩy tiêu dùng tại châu Âu.

Trung Quốc, nhà nhập khẩu dầu lớn nhất thế giới đáng lẽ ra được lợi lớn từ việc giảm giá này. Tuy nhiên số tiền tiết kiệm được từ việc giảm giá dầu cũng không thể bù đắp những ảnh hưởng xa hơn từ nền kinh tế đang trì trệ.

Nhật Bản nhập khẩu dầu gần như 100% . Tuy nhiên giá dầu giảm chưa hẳn là điều tốt bởi đất nước này đang đối diện với nguy cơ giảm phát. Có lẽ giá năng lượng cao hơn có thể đẩy cao lạm phát, một trong những mũi tên mà chiến lược tăng trưởng của ông Shinzo Abe đang hướng tới.

Ấn độ nhập khẩu 75% số dầu tiêu thụ và các nhà phân tích cho rằng giá dầu thấp là một điều may mắn giúp giảm nhẹ sự thiếu hụt cân bằng xuất nhập khẩu tại đất nước này. Cùng lúc, chi phí năng lượng của các công ty Ấn độ cũng được tiết kiệm khoảng 2,5 tỉ USD trong năm nay – với điều kiện giá dầu tiếp tục ở mức thấp.

Trâm Anh (theo BBC)

Theo: ANTT/NĐT
Thích và chia sẻ bài viết này :
Tags :
Tin liên quan
Mọi góp ý tin bài cho chúng tôi vui lòng gửi vào email: antt.toasoan@gmail.com
Đang phổ biến