Tin liên quan
Tin nhanh ngày 15/4
Kienlongbank: Lợi nhuận trượt dài, tương lai khốc liệt
Từ sau đỉnh cao 2011, kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Kiên Long đã “xuống dốc không phanh”. Liên tiếp 3 năm, Kienlongbank phải “phá sản” các mục tiêu “bánh vẽ”. CEO Phạm Khắc Khoan đã phải rời ghế nóng, người kế nhiệm ông Khoan, tân TGĐ Võ Văn Châu liệu có thay đổi được tình hình?
Kết quả kinh doanh thất vọng đã khiến CEO Phạm Khắc Khoan phải rời "ghế nóng"?
Ngày 17/12/2014, Hội đồng Quản trị (HĐQT) Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kiên Long (Kienlongbank) đã ra Quyết định số 68/QĐ-HĐQT bổ nhiệm ông Võ Văn Châu – Thành viên HĐQT kiêm nhiệm chức danh Tổng Giám đốc và là người đại diện theo pháp luật của Ngân hàng.
Trước đó, ngày 13/10/2014, ông Châu cũng đã được HĐQT Kienlongbank bổ nhiệm giữ chức Quyền TGĐ thay thế ông Phạm Khắc Khoan. Lý do miễn nhiệm ông Khoan được HĐQT đưa ra là thể theo “nguyện vọng cá nhân”.(Xem tin chi tiết...)
Quỵt tiền của công nhân
Hàng chục công nhân làm việc tại dự án mở rộng hệ thống cấp nước TP Pleiku, tỉnh Gia Lai bị nhà thầu xây dựng quỵt tiền công suốt nửa năm trời.
Tháng 4-2014, Dự án mở rộng hệ thống cấp nước TP Pleiku có số vốn trên 231 tỉ đồng do Công ty Cổ phần Cấp nước Sài Gòn - Pleiku làm chủ đầu tư và Công ty Cổ phần đầu tư xây dựng Tuấn Lộc thầu thi công chính.
Trong quá trình xây dựng, Công ty Cổ phần xây dựng Tuấn Lộc đã chia nhỏ các công trình cho nhiều nhà thầu phụ khác nhau thi công.
Người lao động nghèo bức xúc và phản ánh vì bị nhà thầu quỵt nợ với Phóng viên
Những nhân công này cho biết trong khoảng thời gian từ tháng 4 đến 9-2014 họ bị ông Hồng nhiều lần chậm trả tiền công. Đến tháng 10-2014, công trình ông hoàn thành, ông Hồng đã bàn giao, chấm dứt hợp đồng với nhà thầu chính. Sau đó, ông Hồng “mất tích” khi đang nợ tiền công của hàng chục nhân công. (Xem tin chi tiết...)
Sacomreal: Loay hoay tìm cách cơ cấu nợ
Công ty CP Địa ốc Sài Gòn Thương tín (Sacomreal – SCR) công bố tài liệu trình Đại hội cổ đông thường niên vào ngày 27/04 tới đây về các vấn đề quan trọng như kế hoạch kinh doanh 2015 hay phát hành cổ phiếu tăng 501 tỷ đồng vốn điều lệ để cơ cấu lại các khoản nợ hoặc/và cấn trừ công nợ.
Sacomreal sở hữu nhiều dự án bất động sản lớn
Trong đó dự kiến phát hành hơn 9,3 triệu cổ phiếu thưởng với tỷ lệ 5%. Còn lại hơn 50,1 triệu cổ phần sẽ chào bán cho cổ đông hiện hữu với giá chào bán là 10.000 đồng/cổ phần. Tổng số tiền thu được từ đợt phát hành dự kiến hơn 501 tỷ đồng sẽ dùng để cơ cấu lại nợ hoặc cấn trừ công nợ.
Bên cạnh đó, Sacomreal cũng trình cổ đông về việc hủy hủy bỏ Phương án phát hành riêng lẻ 500 tỷ đồng trái phiếu chuyển đổi đã được Đại hội đồng cổ đông năm ngoái thông qua vì nhận thấy thị trường đang không thuận lợi cho việc phát hành thành công. Công ty cổ phần Địa ốc Sài Gòn Thương Tín (SCR) dự định rút Hồ sơ đăng ký phát hành riêng lẻ trái phiếu chuyển đổi đã nộp lên Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước.(Xem tin chi tiết...)
Hà Tĩnh: Khảo sát 6 huyện tìm đất cho dự án nuôi bò 100 triệu USD của bầu Đức
UBND tỉnh Hà Tĩnh đã có quyết định số 1135/QĐ-UBND thành lập Tổ công tác liên ngành phối hợp khảo sát địa điểm và hướng dẫn xây dựng, triển khai Dự án chăn nuôi thịt bò tại Hà Tĩnh của liên danh Công ty CP Hoàng Anh Gia Lai và Công ty CP Khoáng sản và Năng lượng An Phú.
Bí thư Tỉnh ủy - Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh Võ Kim Cự cùng đoàn công tác của tỉnh thăm trang trại chăn nuôi bò của "bầu" Đức tại Gia Lai.
Bên cạnh đó, UBND tỉnh cũng giao nhiệm vụ cho tổ công tác phối hợp với UBND 6 huyện: Cẩm Xuyên, Kỳ Anh, Hương Khê, Hương Sơn, Thạch Hà, Đức Thọ khảo sát, lựa chọn vùng đất và hướng dẫn xây dựng, triển khai Dự án chăn nuôi bò thịt của Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai.
Theo báo cáo của Sở NN&PTNT Hà Tĩnh, sau bước đầu tiến hành khảo sát 8.269 ha thuộc 3 huyện: Hương Khê, Cẩm Xuyên, Kỳ Anh, chỉ có 5.669 ha có thể đưa vào thực hiện dự án.(Xem tin chi tiết...)
10 vụ rửa tiền “khét tiếng” thế kỷ 20
“Rửa tiền” là hoạt động biến những đồng tiền bất hợp pháp thành hợp pháp. Theo ước tính năm 1996, có 2-5% GDP của thế giới là tiền đã được “rửa”. Dưới đây là 10 vụ rửa tiền “khét tiếng” thế kỷ 20.
Pablo Escobar
Tên trùm tội phạm được cho là “thành công” nhất từ trước đến nay trong lịch sử chính là Pablo Escobar. Hoạt động chủ yếu là buôn bán ma túy, Pablo Escobar kiểm soát đến 80% thị phần trên thị trường cocain toàn thế giới. Hắn giàu đến mức phải chi 1.000 USD mỗi tuần chỉ để mua dây chun buộc tiền!
Năm 1989, với khối tài sản được ước tính lên đến 9 tỷ USD, Escobar trở thành tỷ phú giàu thứ bảy trên thế giới. Theo ước tính, trong cuộc đời theo con đường “hắc đạo” của mình, hắn đã rửa tiền từ 5-10 tỷ USD. Năm 1993, Pablo Escobar chết trong một cuộc đấu súng với chính quyền Colombia.(Xem tin chi tiết...)
Bảo Minh (Th)
Nên đọc
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy