Tin liên quan
Tin nóng 24h ngày 8/9
“Bỗng dưng mất nhà” và những câu chuyện cười ra nước mắt
“Đến khi cán bộ ngân hàng đến xem xét nhà để thu hồi, chúng tôi mới biết mình bị lừa ký hợp đồng chuyển nhượng cho chị Y và chị Y đã sang tên đem thế chấp ngân hàng để vay tiền. Lạ một điều là từ trước tới nay, tôi không thấy bất kỳ một ai đến đo đạc, kiểm tra tài sản hay đề cập đến việc thẩm định để vay vốn ngân hàng”
Ông Trương Thanh Đức - Chủ tịch Công ty Luật Basico phát biểu tại Hội nghị - Ảnh: H.N
Còn ông Trương Thanh Đức – Chủ tịch Công ty Luật Basico, Trọng tài viên VIAC lại cho rằng: Có nhiều yếu tố để các giao dịch vay tiền biến thành “tín dụng đen”; nhưng yếu tố chính yếu nhất lại là lãi suất ngất ngưởng, tưởng chừng như “cắt cổ”. Có nhiều nguyên nhân đẩy người ta trở thành thủ phạm và nạn nhân của bẫy “tín dụng đen”, nhưng không thể thiếu nguyên nhân do luật phát còn thiếu minh bạch, rõ ràng, hợp lý. (Xem tin chi tiết...)
Tập đoàn Đại Dương chưa 'qua cơn bĩ cực'
Mặc dù đã nỗ lực công bố thông tin tài chính đúng hạn tránh được nỗi lo hủy niêm yết bắt buộc nhưng với kết quả kinh doanh bất ngờ “xoay trục” báo lỗ 22,75 tỷ đồng, cổ phiếu OGC của Công ty CP Tập đoàn Đại Dương vẫn chưa thoát diện cảnh cáo của Sở giao dịch chứng khoán TP Hồ Chí Minh.
Tại ngày 30/06/2015, OGC còn phải trả OJB khoản tiền 492 tỷ đồng, trong đó có 430 tỷ do Công ty con OTL nhận ứng trước theo hợp đồng thuê 15.000 m2 diện tích văn phòng trong toàn bộ thời gian hoạt động của dự án "khu tổ hợp thương mại tại KĐT Nam Trần Duy Hưng"
Vào ngày 12/8/2015, OJB đã gửi công văn đề nghị OTL thanh toán gốc vay trước ngày 20/8/2015 và đồng ý xem xét việc có hay không miễn giảm nghĩa vụ công nợ liên quan, nhưng OTL vẫn chưa thực hiện thanh toán khoản công nợ này.
OGC đã thực hiện giải chấp 2.461.210 cổ phiếu OCH để thanh toán khoản vay của Công ty TNHH Phát triển thương mại và Đầu tư Việt Nam tại Ngân hàng TMCP Phát triển TP.HCM (HDBank) và ghi nhận khoản phải thu gần 57 tỷ đồng đối với công ty này. Kiểm toán chưa đánh giá được việc ghi nhận doanh thu hoạt động tài chính từ nghiệp vụ giải chấp ở trên có phù quý quy định, đồng thời chưa có cơ sở để đánh giá khả năng thu hồi khoản phải thu này... (Xem tin chi tiết...)
Ai hưởng lợi khi tiền tệ thế giới giảm giá trị?
Tiền tệ nhiều nước trên thế giới đang sụt giá. Đồng real Brazil, lira Thổ Nhĩ Kỳ, rupiah Indonesia hay peso Colombia đều giảm mạnh giá trị so với USD. Liệu điều này có hoàn toàn là tiêu cực với tất cả các nước trên?
Đồng real của Brazil - Ảnh: AFP
Theo CNN, đồng real của Brazil, lira của Thổ Nhĩ Kỳ và peso của Colombia đã giảm lần lượt 28%, 20% và 23% so với đô la Mỹ. Rupiah, nội tệ Indonesia thì giảm 11% so với USD trong năm nay.
Xét tổng thể, đây là diễn biến đáng báo động. Song mặt khác, giá trị đồng bản tệ thấp xuống là chuyện mà một số nước thật sự mong muốn.
Đơn cử, Trung Quốc vừa phá giá nhân dân tệ khoảng 2% hồi tháng 7. Các chuyên gia cho rằng hành động này nhằm hỗ trợ xuất khẩu của Đại lục vì đồng tiền yếu hơn sẽ giúp thúc đẩy xuất khẩu của một quốc gia, có thể cải thiện tình hình kinh tế đất nước. (Xem tin chi tiết...)
Sữa rẻ hơn cả nước! Điều gì đang xảy ra ở châu Âu?
Bị ảnh hưởng từ lệnh cấm vận thực phẩm của Nga, sự sụt giảm nhu cầu tại thị trường lớn – Trung Quốc và việc dỡ bỏ hạn ngạch sản xuất sữa từ đầu năm đã khiến nguồn cung sữa ở EU vượt xa quá cầu, đẩy giá xuống mức thấp. Thậm chí, giá sữa ở châu Âu hiện còn rẻ hơn cả nước đóng chai.
Nông dân xung đột với cảnh sát chống bạo động tại thủ đô Brussels, Bỉ trong một cuộc biểu tình phản đối giá sữa giảm quá sâu ở nước này vào hôm qua (7/9).
Châu Âu đang “ngập” trong sữa. Nga hiện đã cấm nhập khẩu mặt hàng này, trong khi nhu cầu ở Trung Quốc lại đang suy yếu dần, thêm vào đó là việc dỡ bỏ hạn ngạch sản xuất đã gây ra một sự dư thừa nguồn cung quá lớn của sữa.
Nhiều người cho rằng, giá sữa hiện nay ở các nước thuộc Liên minh Châu Âu (EU) đang rẻ hơn cả nước đóng chai. Giá một chai nước 1 lít hiện khoảng 1,5 USD, trong khi đó 1 lít sữa lại đang được bán với giá chỉ 1 USD. (Xem tin chi tiết...)
Canada rơi vào suy thoái kinh tế lần thứ 2 trong 7 năm qua
Theo số liệu được công bố gần nhất của cơ quan thống kê, nền kinh tế Canada chính thức rơi vào suy thoái lần thứ 2 trong vòng 7 năm qua, và là thành viên duy nhất của nhóm các nước G7 lâm vào tình trạng này.
Canada đăng cai FIFA Women's World Cup 2015 (Nguồn: Internet)
Tuy nhiên, số liệu được công bố cũng chỉ ra rằng hoạt động thương mại của nước này trong tháng 6 có nhiều khởi sắc. Những chuyên gia phân tích kinh tế hàng đầu cho rằng gia đoạn tồi tệ nhất có thể sẽ qua đi.
Chuyên gia kinh tế Derek Burleton của ngân hàng Toronto-Dominion đánh giá: “Mặc dù trông có vẻ như nền kinh tế Canada đang thụt lùi khi chứng kiến mức tăng trưởng âm của 2 quý liên tiếp, thì những con số trong tháng 6 đã an ủi phần nào vấn đề đó. Chúng tôi đang nỗ lực cải thiện nền kinh tế trong quý 3 tới.” (Xem tin chi tiết...)
Bảo Minh (Th)
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy