Tin liên quan
Kim loại “quý hơn vàng”
Kim loại trên có tên khoa học là “rare earth” (đất hiếm) bởi lẽ nhu cầu sử dụng kim loại này trên thế giới là rất lớn.
Đất hiếm - kim loại quý hơn vàng của Trung Quốc
Kim loại này bao gồm nhiều nguyên tố cực kỳ hữu ích trong cuộc sống. Cụ thể, terbium được sử dụng trong sản xuất bóng đèn tiết kiệm điện, neodymium được dùng trong turbine khai thác sức gió, lanthanum được dùng trong sản xuất ắc quy cho ô tô chạy điện. Ngoài ra, đất hiếm còn được sử dụng trong sản xuất điện thoại, máy tính, iPod, màn hình phẳng LCD, máy giặt, máy chụp X-quang và thậm chí cho hệ thống dẫn đường cho tên lửa và cả tàu vũ trụ.
Đại gia “đất hiếm”
Mỏ Bayan Obo Trung Quốc là mỏ đất hiếm lớn nhất trên thế giới đã hoạt động suốt 5 thập kỷ nay. Trước đó, 2008, Trung Quốc cung cấp 139.000 tấn đất hiếm, chiếm 97% sản lượng đất hiếm trên toàn thế giới. Hầu hết những đồ điện của phương Tây đều sử dụng kim loại này.
Nguồn cung dồi dào, kết hợp với chính sách quản lý môi trường lỏng lẻo tại địa phương khiến giá đất hiếm ở đây chỉ xấp xỉ 1/3 so với những đối thủ cạnh tranh khác, thu hút nhiều nhà đầu tư.
Người dân địa phương, trước đây vốn làm bạn với cây rau, cây lúa, cuộc sống khó khăn thì hiện tại, thu nhập bình quân đã gấp 5 lần nhờ nghề khai thác kim loại trên. Theo người dân địa phương cung cấp, mỗi tấn chất thải trong hồ còn lưu lại một chút đất hiếm sẽ bán được 300 USD.
Cái giá quá đắt
Toàn bộ nông dân tại những đồn điền trồng cây và những vùng đất canh tác quanh khu mỏ đều bỏ nhà cửa và ruộng vườn để tìm kiếm công việc mới vì ô nhiễm quá khủng khiếp.
Theo một báo cáo về ngành công nghiệp đất hiếm năm 2010, đất nước này “gần như không có quy trình xử lý chất thải ô nhiễm nào đạt chuẩn”, nhà nghiên cứu Peter Karamoskos tại viện Nghiên cứu An toàn Hạt nhân và Phóng xạ Úc cho biết.
Chất thải trực tiếp thải ra hồ ở Trung Quốc
Sông Hoàng Hà, nguồn nước quan trọng của hơn 150 triệu dân đang bị đe dọa bởi chất thải từ mỏ khai thác đất hiếm.
Tại tỉnh Quảng Đông, dân cư đang cố gắng cải tạo những cánh đồng lúa và suối, kênh… đã bị hủy hoại bởi nguồn acid cực mạnh rò rỉ từ những khu khai thác đất hiếm gần đó.
Thậm chí, động vật nuôi cũng bị chết, mùa màng không còn, dân số từ 2.000 người giảm xuống còn vài trăm người do những bệnh tật: tiêu chảy, loãng xương, tim phổi.
Chính quyền “lên tiếng”
Trước sự phản ánh của người dân, chính phủ hứa sẽ trợ giúp thỏa đáng với nhiều khu chung cư được xây dựng cách khu nhà cũ của họ vài km. Tuy nhiên, những khu chung cư đó vẫn trống trơn. Theo chính phủ quy định, người dân hộ khẩu địa phương được phép mua nhà trong chung cư nhưng không được nhượng quyền cho con cháu.
Rừng cây còi cọc, thiếu sức sống vì chất thải khai thác đất hiếm
Đồng thời, giới chức địa phương cũng cấm khai thác và bán lại số chất thải trong hồ còn lưu lại một phần đất hiếm (300 USD/tấn) và xử mức án 10 năm tù với cư dân vi phạm hành vi này.
Khang Khang
Nên đọc
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy