Trung Quốc giảm dự trữ bắt buộc để khởi động QE?
06/02/2015 10:06:39
ANTT.VN - Ngày 4/2, Ngân hàng trung ương Trung Quốc cho biết sẽ giảm 0,5 điểm phần trăm mức dự trữ bắt buộc đối với các ngân hàng thương mại, xuống còn 19,5%.

Tin liên quan

Những bước tiến gần đây nhất của Trung Quốc trong cuộc chơi nới lỏng tiền tệ mới chỉ là bước khởi đầu.
 
Các nhà kinh tế học của ngân hàng Deutsche Bank, Bank of America đã dự đoán làn sóng giảm tỉ lệ dự trữ bắt buộc và lãi suất cơ bản sẽ còn lan rộng sau khi Ngân hàng TW Trung Quốc PBOC cho biết vào thứ 4 (4/2) rằng sẽ giảm tỉ lệ dự trữ cho vay xuống 50 điểm cơ bản (tương đương 0,5%) cho các ngân hàng thương mại tham gia vào cho vay đối với các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ, khu vực nông nghiệp cũng như các dự án lớn trong nước.

Bước đi này có thể bơm thêm 600 triệu Nhân dân tệ (tương đương 96 tỉ USD) vào nền kinh tế.

Đặc biệt, Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Trung Quốc - ngân hàng cho vay chính sách duy nhất cho nông nghiệp - được giảm 4 điểm phần trăm.

Hiện nay, các ngân hàng lớn phải duy trì tỷ lệ dự trữ bắt buộc là 20%, trong khi tỷ lệ cho các ngân hàng vừa và nhỏ là 16,5%.

Động thái này của PBoC nhằm hỗ trợ các ngân hàng đẩy mạnh cho vay để để kích thích nền kinh tế vốn đang suy giảm hiện nay. Năm 2014, tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc chỉ đạt 7,4% - thấp nhất kể từ năm 1990.

Không giống những quốc gia từng thực hiện QE, PBOC dự trữ nhiều “đạn dược” hơn. Ngay cả sau động thái giảm tỉ lệ dự trữ, ngân hàng này vẫn khóa chăt mức tiền gửi ở 19,5%.  Mức lãi suất cho vay kì hạn 1 năm là 5,6% - còn xa với mức 0 đã từng được Fed, Ngân hàng TW Nhật Bản BOJ và Ngân hàng TW châu Âu ECB từng áp dụng trong những gói QE của mình.

“Trung Quốc là một nền kinh tế có tiềm lực” để hành động, Karen Ward, nhà kinh tế trưởng tại ngân hàng HSBC cho biết. Bên cạnh việc còn cách mốc lãi suất bằng 0 một khoảng cách rất xa, quốc gia này còn có mức nợ công thấp, Ward cho biết.

Số nguồn tiền thoái vốn, áp lực mất giá của đồng Nhân dân tệ, nguy cơ giảm phát và nền kinh tế chững lại là những lý do các nhà  phân tích cho rằng là nguyên nhân dẫn đến việc giảm tỉ lệ dự trữ để giải phóng khả năng cho vay của các ngân hàng Trung Quốc. Những triệu chứng nghiêm trọng trên khiến nền kinh tế Trung Quốc cần phải có nhiều hơn “1 viên thuốc” để chữa trị.

“Nền kinh tế có những tín hiệu tích cực nhưng chưa đủ để ổn định”, bởi nhu cầu vay không tương xứng với nguồn cầu đang tăng lên, Zhang Zhiwei nhà kinh tế trưởng tai ngân hàng Deutsche Bank Hong Kong cho biết. “Một chính sách tài khóa chủ động hơn sẽ cần thiết để đẩy mạnh nguồn cầu.”

Nhìn lại con đường của PBOC có thể thấy một gói nới lỏng định lượng quy mô lớn hơn đang chờ đợi nền kinh tế Trung Quốc. Hai vòng quay nới lỏng tiền tệ gần đây đã chứng kiến 3 lần cắt giảm mức dự trữ bắt buộc của các ngân hàng lớn. Những bước đi này được thực hiện cùng với việc giảm lãi suất cơ bản.

Con số 19,5% dự trữ bắt buộc đồng nghĩa 22 nghìn tỉ Nhân dân tệ vẫn được cất giữ kỹ. Năm ngoái, tổng số tiền gửi của Trung Quốc ở mức 114 nghìn tỉ.

Mức dự trữ hiện nay vẫn khá cao so với trong quá khứ. Giai đoạn 1999 đến 2003, tỉ lệ đó chỉ ở mức 6% khiêm tốn. Sau đó 5 năm nhằm ngăn chặn lạm phát, chính sách tiền tệ được thắt chặt, PBOC đã tăng lên 21,5%, mức dự trữ bắt buộc cao nhất trong tất cả các thời điểm.

Khu vực bất động sản trì trệ

Wang Tao, nhà kinh tế trưởng tại ngân hàng UBS tại Hong Kong không cho rằng việc cắt giảm tỉ lệ dự trữ sẽ chuyển thành những dòng tín dụng nhanh chóng đổ vào thị trường.

Nếu như chính phủ lo lắng về tăng trưởng thì việc cần làm là tăng chi tiêu tài khóa cũng như nới lỏng các chính sách bất động sản.

Việc thu nhập tài khóa của Trung Quốc tăng thấp nhất kể từ năm 1991 bắt nguồn từ thị trường nhà đất ế ẩm và thu nhập từ hoạt động sản xuất giảm.

“Dù chính sách tài khóa có được nới lỏng, chúng ta vẫn phải chấp nhận tăng trưởng sẽ vẫn tiếp tục trì trệ do  những thách thức đã bám rễ lâu đời như việc cải tổ thị trường nhà đất, quản lý chặt chẽ hơn nợ công địa phương và giảm nợ cho các doanh nghiệp,”, một chuyên gia cho biết.

Xu hướng toàn cầu

PBOC đã tham gia vào xu hướng sử dụng các công cụ kích thích tiền tệ của hơn một nửa các quốc gia trên toàn cầu sẽ áp dụng trong năm nay. Giá hàng hóa giảm được cho là sẽ vẽ đường để tăng trưởng đi lên.

Trong khi thủ tướng Lý Khắc Cường phát biểu tại hội nghị Davos vào tháng trước rằng tăng trưởng của nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới không có gì đáng lo ngại hết, bước đi cắt giảm dự trữ vào hôm qua đã cho thấy sự lo lắng của các nhà hoạch định chính sách tới sự chững lại của nền kinh tế vẫn chưa tới đáy.

Trung Quốc đã đối diện với triển vọng kinh tế ảm dạm do những bất ổn gần đây của châu Âu. ECB hôm qua cũng tuyên bố giới hạn những khoản nợ cho hệ thống tài chính của Hy Lạp vay, đặt áp lực lên chính quyền non trẻ phải đáp ứng được những yêu cầu của Đức- chủ nợ lớn nhất để tiếp tục có chân trong khu vực EU.

Nhìn lại con đường của PBOC, có thể thấy ngân hàng này đã giảm lãi suất cơ bản vào tháng 11 năm ngoái, lần đầu tiên kể từ 7/2012. Động thái giảm tỉ lệ dự trữ bắt buộc vào thứ 4 cũng là lần đầu tiên kể từ tháng 5/2012 và dự đoán sẽ bơm 600 tỉ Nhân dân tệ vào hệ thống ngân hàng.

Tuy nhiên, đây không phải động thái đầu tiên và cũng không phải là cuối cùng của PBOC. Các chuyên gia kỳ vọng ngân hàng này sẽ giảm thêm 0,5% tỉ lệ dữ trữ bắt buộc đến cuối năm nay.

Bị kéo lùi lại bởi thị trường bất động sản ế ẩm cũng như thị trường hàng hóa thừa cung, Trung Quốc đã phải chứng khiến đợt thoái vốn lớn nhất kể từ năm 1989. Khi dòng tiền có xu hướng thất thoát khỏi khu vực trong nước, việc giảm tỉ lệ dự trữ bắt buộc nhằm mục đích duy trì khả năng thanh khoản.

Động thái này chỉ đơn thuần cân bằng lại mức cung tiền cho thị trường. Và điều thị trường Trung Quốc sẽ hoan nghênh hơn đó là một chính sách nới lỏng quy mô lớn.

Tú Anh (theo Bloomberg)

Theo: ANTT/NĐT
Thích và chia sẻ bài viết này :
Tags :
Tin liên quan
Mọi góp ý tin bài cho chúng tôi vui lòng gửi vào email: antt.toasoan@gmail.com
Đang phổ biến