Tin liên quan
Cụ thể, nhập khẩu của Trung Quốc đã giảm tới 20,4% trong tháng 9 so với cùng kì năm trước, trong khi xuất khẩu giảm 3,7% khiến thặng dư thương mại của nước này đạt mức 59,4 tỷ USD.
Nhập khẩu của nền kinh tế thứ hai thế giới giảm liên tục trong gần một năm qua xuất phát từ nhu cầu nội địa yếu, do nước này đang thực hiện những chính sách cải cách kinh tế nhằm dần thoát khỏi các ngành công nghiệp có giá trị gia tăng thấp cũng như chính sách đầu tư dựa vào phát hành nợ.
Về xuất khẩu, mặc dù giảm 3,7% (1,1% tính theo NDT), tuy nhiên con số này vẫn thấp hơn nhiều so với 6% dự đoán trước đó, cho thấy động thái phá giá NDT của Ngân hàng Trung ương Trung Quốc PBOC bắt đầu phát huy tác dụng, khiến hàng hóa xuất khẩu Trung Quốc rẻ hơn tương đối so với các đối thủ.
Nhập khẩu của Trung Quốc giảm tháng thứ 11 liên tiếp.
“Thị trường đang trông đợi những tin tức tốt hơn từ Trung Quốc, nhất là đối với các ngành hàng cơ bản. Tuy nhiên số liệu hôm nay không cho thấy một viễn cảnh tươi đẹp trong dài hạn đối với kinh tế Trung Quốc. Tôi cho rằng thị trường sẽ tiếp tục đi xuống”, Zhou Hao, nhà kinh tế cao cấp tại ngân hàng lớn thứ hai Đức Commerzbank AG cho biết.
“Nhu cầu nhập khẩu đang yếu, cho thấy nhu cầu trong nước thấp, đặc biệt là nhu cầu đầu tư. Chúng tôi giữ nguyên quan điểm GDP sẽ giảm xuống mức 6,7% trong quý III”, Yang Zhao, chuyên gia tại Nomura Holdings tại Hồng Kông nói.
Chính phủ Trung Quốc đã và đang kết hợp một loạt các biện pháp nhằm kích cầu trong nước, trong đó đáng chú ý là tăng đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và giảm tỉ lệ dự trữ bắt buộc đối với các ngân hàng lớn.
Bộ trưởng Tài chính Trung Quốc ông Lou Jiwei cho rằng các nước phát triển phải chịu trách nhiệm cho tình trạng trì trệ của kinh tế toàn cầu.
Ở chiều ngược lại, xuất khẩu mặc dù giảm xuống nhưng vẫn tích cực hơn nhiều so với tháng 8.
“Hàng hóa Trung Quốc tỏ ra rất cạnh tranh trong bối cảnh nhu cầu trên toàn thế giới suy giảm. Và có những dấu hiệu cho thấy chính phủ nước này có thể tiếp tục áp dụng thêm những chính sách tiền tệ nhằm thúc đẩy xuất khẩu cũng như nhu cầu nội địa”, Shen Jianguang, nhà kinh tế trưởng tại Mizuho Securities Asia cho biết.
Sự chậm lại ở các thị trường mới nổi đã khiến Quỹ Tiền tệ Thế giới IMF hồi đầu tháng giảm dự báo tăng trưởng toàn cầu xuống 3,1% từ mức 3,3% trong tháng 7. Con số này cho năm sau là 3,6%, thấp hơn 0,2% so với dự báo trước đó.
Đối với Trung Quốc, IMF dự báo kinh tế nước này sẽ tăng trưởng 6,8% trong năm nay và 6,3% năm sau. Mức thấp nhất trong 25 năm qua.
Trong một diễn biến đáng chú ý, bộ trưởng Tài chính Trung Quốc ông Lou Jiwei trước thềm cuộc họp thường niên của IMF tại Lima, Peru, nói rằng các nền kinh tế phát triển nên chịu trách nhiệm đối với trạng thái trì trệ của kinh tế toàn cầu bởi sự hồi phục của họ chưa tạo ra đủ nhu cầu cho thế giới.
“Tình trạng hồi phục chậm chạp từ các nền kinh tế phát triển đang cản trở tăng trưởng kinh tế trên toàn cầu”, ông Lou nói.
Nghi Điền
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy