Tin liên quan
Tại cuộc họp báo của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) chiều 28/10, ông Nguyễn Quốc Hùng- chủ tịch VAMC cho biết, tính tới cuối tháng 10/2014 VAMC đã mua được 95.000 tỷ đồng nợ xấu của 6.300 khoản nợ với giá mua 78.000 tỷ đồng. Như vậy, bước đầu VAMC đã mua được nợ xấu từ các ngân hàng và đưa khoản nợ này ra ngoài bảng cân đối tài chính của các tổ chức tín dụng.
Song song đó, công ty này đã triển khai phân loại nợ, bán nợ, tổ chức đấu giá, thu hồi nợ…. Vướng mắc lớn nhất từ trước tới nay vẫn được lãnh đạo VAMC phàn nàn là không thể bán được nợ do thiếu cơ chế. Đây cũng là nguyên nhân khiến nợ VAMC mua về cứ mãi để đấy.
Thế nhưng, một lần nữa sếp VAMC khẳng định, “chúng tôi không mua nợ về rồi để đấy”. Lý giải rõ hơn, ông cho biết, bên cạnh thu hồi nợ, bán nợ để giảm nợ xấu nhanh nhất, thì VAMC cũng phải chia sẻ khó khăn với DN, đơn vị nào xét thấy có thể khắc phục được thì cả công ty cùng ngân hàng ngồi lại bàn bạc cùng DN để tìm cách tháo gỡ.
VAMC có lãi 380 tỷ từ bán nợ xấu
Tính đến nay, VAMC đã ký được hạn mức hàng ngàn tỷ đồng, trong đó đã cho vay lại được 500 tỷ đồng. Con số bán nợ cũng đạt mức 3.500 tỷ đồng, vượt mức kế hoạch đặt ra từ đầu năm 2014 là 2.500 tỷ đồng.
“Có những khoản nợ chúng tôi bán đấu giá tới lần thứ 4 và đã thành công, thu về 290 tỷ đồng” – ông Hùng hồ hởi. Ngoài ra, VAMC đã bán được 7 khoản nợ thu về 1.800 tỷ đồng; thu hồi nợ được 900 tỷ đồng. Tổng số nợ đã bán, thu hồi và phát mại tài sản là 3.500 tỷ đồng.
Thậm chí, VAMC còn thu được hơn 380 tỷ đồng từ khoản nợ xấu đã mua. “Có nghĩa chúng tôi đã thu được lãi từ nợ xấu, thể hiện trách nhiệm của VAMC với DN và các TCTD. Năm 2015 chúng tôi cố gắng sẽ đưa nợ xấu về mức 3% và triển khai mua nợ theo giá thị trường”- Chủ tịch VAMC chia sẻ.
Cũng tại cuộc họp báo, bà Nguyễn Thị Hồng – Phó Thống đốc NHNN cho hay, theo báo cáo của các TCTD tính đến hết tháng 9/2014, nợ xấu của toàn hệ thống ngân hàng Việt Nam là 3,88% tổng dư nợ cho vay.
“Mức nợ xấu này đã có chiều hướng giảm so với thời gian trước. Cụ thể, tháng 6 nợ xấu là , 4,17% , tháng 7 là 4,11% và tháng 8 là 3,9%”. Về con số này, bà Hồng lý giải, nợ xấu 4 tháng qua có chiều hướng tích cực, giảm qua các tháng và để tiếp tục giảm lượng nợ xấu trong thời gian tới, hiện NHNN đã và đang triển khai nhiều giải pháp.
Trước tiên, vẫn tiếp tục chỉ đạo các TCTD tăng trích lập dự phòng rủi ro, sử dụng trích lập dự phòng rủi ro để xử lý nợ xấu. Thêm nữa, kiểm soát dự nợ xấu với các khoản vay mới, tăng cường giám sát tính khả thi của dự án, kiểm soát sử dụng vốn vay... Cuối cùng là tăng cường bán và xử lý nợ qua VAMC.
“Để đẩy nhanh xử lý nợ xấu thời gian tới, NHNN đang phối hợp với các bộ, ban ngành để tham mưu, trình Chính phủ sửa đổi Nghị định 53 để tháo gỡ khó khăn cho xử lý nợ xấu. Riêng việc mua bán nợ theo giá thị trường,VAMC đang xây dựng để sắp tới trình Chính phủ...Với những giải pháp đã và đang thực hiện thời gian tới, hy vọng tỷ lệ nợ xấu sẽ giảm ở mức hợp lý” – Bà Hồng chia sẻ.
Hoa Liên
Nên đọc
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy