Dòng sự kiện:
Việt Nam cần nhiều sáng kiến đẩy mạnh phổ cập tài chính
05/05/2018 22:05:02
Sau 05 tháng phát sóng giai đoạn 1 (từ ngày 25/11/2017 – 19/5/2018), chương trình “Tiền khéo, tiền khôn” được đánh giá là một trong những chương trình truyền hình nhận được nhiều phản hồi tích cực từ phía khán giả.

Trong cuộc sống, các cá nhân đều phải đưa ra các quyết định tài chính khác nhau như chi tiêu, vay mượn, đầu tư, và chuẩn bị cho nghỉ hưu. Bên cạnh đó, cùng với sự phức tạp của thị trường tài chính đang phát triển không ngừng, các cá nhân cần có kiến thức về các sản phẩm tài chính đa dạng trên thị trường. Giáo dục tài chính hướng tới nâng cao hiểu biết tài chính (financial literacy) sẽ không chỉ giúp các cá nhân đưa ra những quyết định tối ưu về tài chính cho bản thân, mà còn giúp đẩy nhanh quá trình phổ cập tài chính (financial inclusion), góp phần tăng trưởng kinh tế trong một quốc gia.

Nhằm nâng cao nhận thức cho công chúng về lĩnh vực tài chính, ngân hàng, góp phần thúc đẩy phát triển tài chính toàn diện tại Việt Nam, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam đã triển khai một số chương trình truyền hình dành cho người lớn như “Tiền khéo, tiền khôn” và cũng có chương trình dành cho trẻ em từ 5-15 tuổi như “Những đứa trẻ thông thái”. Thách thức chung là phải sinh động, dễ xem dễ hiểu và gia tăng trải nghiệm dành cho người chơi và khán giả qua màn hình.

Sau 05 tháng phát sóng giai đoạn 1 (từ ngày 25/11/2017 – 19/5/2018), chương trình “Tiền khéo, tiền khôn” được đánh giá là một trong những chương trình truyền hình nhận được nhiều phản hồi tích cực từ phía khán giả nhất. Theo số liệu của Đài Truyền hình Việt Nam, tỷ lệ người xem vào khung giờ từ 15h00-16h00 trên kênh VTV3 sau khi phát sóng chương trình “Tiền khéo, tiền khôn” đã tăng lên đáng kể; thu hút lượng lớn khán giả ở khắp các vùng miền Tổ quốc.

Đặc biệt, Chương trình đã được Ban Tuyên giáo Trung ương, một số Đại biểu Quốc hội và các chuyên gia trong và ngoài nước, các tổ chức quốc tế như Ngân hàng Thế giới (WB), Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) đánh giá cao vì tính thiết thực và tính giáo dục của chương trình.

Theo ông Bùi Sỹ Lợi - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội, cử tri và nhân dân đã và đang đánh giá rất cao các chương trình giáo dục tài chính cộng đồng của NHNN với nội dung và hình thức rất thiết thực, trong đó có sự sáng tạo và đảm bảo được hiệu quả xã hội.

Nhằm nâng cao nhận thức cho công chúng về lĩnh vực tài chính, ngân hàng, góp phần thúc đẩy phát triển tài chính toàn diện tại Việt Nam, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam đã triển khai một số chương trình truyền hình dành cho người lớn như “Tiền khéo, tiền khôn” và cũng có chương trình dành cho trẻ em từ 5-15 tuổi như “Những đứa trẻ thông thái”. Thách thức chung là phải sinh động, dễ xem dễ hiểu và gia tăng trải nghiệm dành cho người chơi và khán giả qua màn hình.

Sau 05 tháng phát sóng giai đoạn 1 (từ ngày 25/11/2017 – 19/5/2018), chương trình “Tiền khéo, tiền khôn” được đánh giá là một trong những chương trình truyền hình nhận được nhiều phản hồi tích cực từ phía khán giả nhất. Theo số liệu của Đài Truyền hình Việt Nam, tỷ lệ người xem vào khung giờ từ 15h00-16h00 trên kênh VTV3 sau khi phát sóng chương trình “Tiền khéo, tiền khôn” đã tăng lên đáng kể; thu hút lượng lớn khán giả ở khắp các vùng miền Tổ quốc.

Đặc biệt, Chương trình đã được Ban Tuyên giáo Trung ương, một số Đại biểu Quốc hội và các chuyên gia trong và ngoài nước, các tổ chức quốc tế như Ngân hàng Thế giới (WB), Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) đánh giá cao vì tính thiết thực và tính giáo dục của chương trình.

Theo ông Bùi Sỹ Lợi - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội, cử tri và nhân dân đã và đang đánh giá rất cao các chương trình giáo dục tài chính cộng đồng của NHNN với nội dung và hình thức rất thiết thực, trong đó có sự sáng tạo và đảm bảo được hiệu quả xã hội.

“Ngân hàng Thế giới đánh giá cao cách thức NHNN đang triển khai,” ông Awaleed Alatabani - Chuyên gia trưởng lĩnh vực Tài chính, Ngân hàng Thế giới cho biết “Giống như ở nhiều nước, họ đã sớm đưa những bài học về tiền, về tài chính- ngân hàng vào chương trình học ngay từ tiểu học. Tất nhiên là phải làm sao cho thật dễ hiểu, dễ nhớ. Các em được học về cách sử dụng tiền, về tiết kiệm, và cả về đầu tư hiệu quả từ sớm".

Tại hội thảo, bà Lê Thị Thuý Sen – Phó Vụ Trưởng Vụ Truyền thông Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) nhấn mạnh: “Phổ biến kiến thức cho người dân về tài chính, ngân hàng, các sản phẩm dịch vụ ngân hàng, hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt nhằm thay đổi nhận thức và hành vi của người sử dụng dịch vụ tài chính, góp phần tích cực trong việc thúc đẩy thanh toán, tăng cường không dùng tiền mặt tăng cường khả năng tiếp cận và giảm thiểu rủi ro cho người sử dụng dịch vụ tài chính tại Việt Nam.

Năm 2018, NHNN sẽ tiếp tục tăng cường truyền thông về các kiến thức tài chính ngân hàng tới nhóm cộng đồng có tiềm năng tiếp cận dịch vụ tài chính trong tương lai như trẻ em, thanh thiếu niên và những nhóm cộng đồng có ít thông tin về tài chính như các hộ nghèo, phụ nữ vùng nông thôn, vùng núi… để góp phần nâng cao niềm tin của công chúng với hệ thống ngân hàng.

Có sẵn thẻ nhận lương hưu hàng tháng, nên những người đã về hưu như vợ chồng ông bà Nguyễn Thị An rất quan tâm nhất đến các tiện ích ngân hàng qua mạng để chi tiêu hàng ngày. Ông bà thường xuyên cập nhât, để làm sao cho đỡ vất vả đi lại mà vẫn chi tiêu an toàn, tiết kiệm.

“Lớp già như chúng tôi thường hơi cổ hủ hơn, thế nhưng qua các chương trình trên VTV, đặc biệt là qua các tình huống hài hước, những trò chơi nhưng lại là hướng dẫn như Tiền khéo tiền khôn thì chúng tôi xem chúng tôi có thể hiểu được. Sau chương trình chúng tôi đã thử thanh toán các chi phí sinh hoạt như tiền điện, tiền nước một cách nhanh chóng, dễ dàng qua ứng dụng mobile banking.” bà Nguyễn Thị An chia sẻ.

Theo nguồn số liệu từ hệ thống báo cáo thống kê của NHNN cho thấy, nhận thức chung của xã hội về thanh toán thẻ qua điện thoại di động, qua kênh Internet, qua ATM và qua POS đã có những chuyển biến rõ nét và tích cực trong thời gian phát sóng chương trình. Tốc độ tăng trưởng 2017/2016 về giá trị giao dịch tài chính qua điện thoại di động, qua kênh Internet, qua ATM và qua POS lần lượt là 127,31%, 88,08%, 17,89% và 40,94%.

Có thể nói, chương trình “Tiền khéo, tiền khôn” đã giúp nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi và cách thức thanh toán của người tiêu dùng tài chính, góp phần tích cực trong việc thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt và góp phần tăng cường khả năng tiếp cận các dịch vụ tài chính-ngân hàng cho người dân tại Việt Nam.

Với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ, sự hội nhập nhanh chóng của nền kinh tế, những hình thức thanh toán không dùng tiền mặt đang và sẽ phổ biến hơn tại Việt Nam. Tới đây, tiếp tục tăng tỷ lệ thanh toán không dùng tiền mặt không những là chủ trương của Chính phủ mà còn là xu hướng mang tính thời đại nên rất cần chiến lược bài bản và sự vào cuộc của nhiều bên. Nâng cao nhận thức, tăng cường khả năng tiếp cận và giảm thiểu rùi ro là những yếu tố đặc biệt quan trọng để phát triển một thị trường dịch vụ tài chính hiệu quả, minh bạch và cạnh tranh lành mạnh.

Theo Thời báo ngân hàng

Theo: ANTT/NĐT
Thích và chia sẻ bài viết này :
Mọi góp ý tin bài cho chúng tôi vui lòng gửi vào email: antt.toasoan@gmail.com
Đang phổ biến