Tin liên quan
Ngày 1/9, trao đổi với phóng viên, ông Nguyễn Mạnh Hùng, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội Tiêu chuẩn và bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam (Vinastas) cho biết liên quan đến vụ C2, Rồng đỏ nhiễm độc chì, sang tuần tới Hội sẽ tiếp tục làm việc với nhà sản xuất URC để bảo vệ quyền lợi cho người tiêu dùng Việt.
Ông Nguyễn Mạnh Hùng – Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam (Vinastas)
Có căn cứ yêu cầu nhà sản xuất C2, Rồng đỏ bồi thường
Như thông tin được Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội Tiêu chuẩn và bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam (Vinastas), ông Nguyễn Mạnh Hùng chia sẻ thì sang tuần tới hội sẽ tiếp tục làm việc với nhà sản xuất trà xanh C2 và nước tăng lực Rồng đỏ nhiễm chì để bảo vệ quyền lợi cho cộng đồng người tiêu dùng Việt. Được biết đây là buổi làm việc thứ hai của Hội Tiêu chuẩn và bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam đối với nhà sản xuất nước C2, Rồng đỏ nhiễm độc chì. Ông Hùng không tiết lộ nội dung chi tiết về buổi làm việc nhưng ông cho biết trong buổi làm việc tới sẽ có cơ quan truyền thông của Hội tham gia. Kết quả buổi làm việc sau đó sẽ được thông tin công khai với các cơ quan báo chí.
Sự việc hàng triệu sản phẩm là nước trà xanh C2 và nước tăng lực Rồng đỏ của URC bị cơ quan quản lý về vệ sinh an toàn thực phẩm phát hiện nhiễm độc chì, hàm lượng chì có trong sản phẩm vượt gấp nhiều lần quy chuẩn cho phép đã khiến cộng đồng người tiêu dùng Việt rúng động, hoang mang, lo ngại ảnh hưởng đến sức khỏe. Vậy với việc một số lượng không nhỏ sản phẩm C2, Rồng đỏ nhiễm chì đã được đưa ra thị trường, người tiêu dùng đã uống phải, nhà sản xuất phải chịu trách nhiệm như thế nào? Có căn cứ yêu cầu nhà sản xuất URC chịu trách nhiệm bồi thường cho người tiêu dùng?
Trao đổi vấn đề này với phóng viên, luật sư Xuân Bính, Đoàn luật sư Hà Nội khẳng định: Rõ ràng nhà sản xuất URC phải có trách nhiệm với sản phẩm lỗi của họ. Đây là vụ nhiễm độc kim loại nặng trong đồ uống lớn nhất từ trước đến nay, gây hoang mang trong cộng đồng. Vấn đề là nếu người tiêu dùng, cơ quan hữu trách có đủ căn cứ chứng minh hậu quả nặng nề về sức khỏe mà người tiêu dùng gánh chịu sau khi sử dụng sản phẩm, mà hành vi nhiễm độc là do cố ý, hoặc thiếu trách nhiệm gây ra thì hoàn toàn có thể xử lý về mặt hình sự. Nhưng vấn đề này là rất khó bởi việc nhiễm độc chì trong cơ thể tích tụ dần dần, ảnh hưởng lâu dài, không tức thì.
Vậy trong trường hợp này, theo luật sư Xuân Bính thì cơ quan bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho người tiêu dùng hoàn toàn có thể đứng ra làm việc với nhà sản xuất về vấn đề này để yêu cầu họ tôn trọng pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm, về quyền được sử dụng sản phẩm sạch, an toàn của người tiêu dùng, về nghĩa vụ bồi thường. “Căn cứ vào Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đã được Quốc hội khóa XII ban hành có đủ căn cứ để yêu cầu nhà sản xuất trà xanh c2 và nước tăng lực Rồng đỏ phải chịu trách nhiệm”- luật sư Xuân Bính nói.
URC phải có trách nhiệm bồi thường cho người tiêu dùng đã sử dụng sản phẩm C2, Rồng đỏ nhiễm chì
Theo luật sư Ngụy Thành Thắng- Đoàn luật sư Hà Nội thì trong vụ việc nhiễm độc chì này cơ quan bảo vệ người tiêu dùng hoàn toàn có quyền làm việc, yêu cầu trách nhiệm bồi thường của nhà sản xuất đối với người tiêu dùng. Việc bồi thường có thể không đưa vào một trường hợp cụ thể nào.
Luật sư Thắng phân tích là: Tại điều 8 quy định về quyền của người tiêu dùng (Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng) rất rõ là người tiêu dùng được đảm bảo an toàn tính mạng, sức khỏe, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác khi tham gia giao dịch, sử dụng hàng hóa, dịch vụ do tổ chức, cá nhan kinh doanh hàng hóa dịch vụ cung cấp. Yêu cầu bồi thường thiệt hại khi hàng hóa, dịch vụ không đúng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, chất lượng, số lượng, tính năng, công dụng, giá cả hoặc nội dung khác mà tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đã công bố, niêm yết, quảng cáo hoặc cam kết. Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện hoặc đề nghị tổ chức xã hội khởi kiện để bảo vệ quyền lợi của mình theo quy định của Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và các quy định của pháp luật liên quan.
Theo luật sư Ngụy Thành Thắng thì tại Điều 12 của Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng cũng quy định rất rõ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ trong việc cung cấp thông tin về hàng hóa, dịch vụ cho người tiêu dùng. Đó là nhà sản xuất phải cảnh báo khả năng hàng hóa, dịch vụ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, tính mạng, tài sản của người tiêu dùng và các biện pháp phòng ngừa.
“Trước sự cố nhiễm độc chì nghiêm trọng trong hàng triệu sản phẩm đồ uống xẩy ra thời gian qua, nhưng đến thời điểm hiện tại nhà sản xuất trà xanh C2 và nước tăng lực Rồng đỏ không đưa ra bất cứ một cảnh báo nào đối với cộng đồng người tiêu dùng là không thực hiện Luật đã quy định, coi thường tính mạng và sức khỏe người tiêu dùng”- Luật sư Thắng nói.
Cần làm đến cùng trách nhiệm của nhà sản xuất nước nhiễm chì với người tiêu dùng
Các chuyên gia về pháp luật khác khi được hỏi cũng có chung quan điểm cần phải làm rõ, làm đến cùng trách nhiệm của URC đối với việc bán sản phẩm nhiễm độc chì cho người tiêu dùng. Làm đến cùng là để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng và cũng là sự cảnh báo đến chính nhà sản xuất đó và các nhà sản xuất khác lưu ý đến vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm, tính mạng sức khỏe người tiêu dùng.
Theo các chuyên gia pháp luật thì trong trường hợp này, cơ quan đại diện bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng Việt hoàn toàn có quyền yêu cầu nhà sản xuất C2, Rồng đỏ nhiễm chì phải có trách nhiệm bồi thường cho người tiêu dùng.
Theo các luật sư phân tích thì tại điều 23 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng quy định rõ trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hàng hóa của nhà sản xuất có khuyết tật gây ra. Điều này quy định tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa có trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp hàng hóa có khuyết tật do mình cung cấp gây thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe, tài sản người tiêu dùng kể cả khi tổ chức cá nhân đó không biết, không có lỗi trong việc phát sinh khuyết tật.
Nguyễn Khánh
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy