Tin liên quan
Sáng nay 5/12,
Đoàn Đại biểu tham dự Diễn đàn do Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng dẫn đầu, và các đại diện cao cấp của nhiều bộ ngành, cơ quan chính phủ.
Nhằm cung cấp thông tin cho Diễn đàn VDPF 2015, các đối tác phát triển kết hợp cùng Bộ Kế hoạch và Đầu tư trình bày quan điểm của mình về tiến bộ đạt được trong vòng 5 năm qua trên các lĩnh vực "đột phá" trong Chiến lược phát triển Kinh tế Xã hội; trong đó chú trọng vấn đề "Phát triển nguồn nhân lực" tại Việt Nam.
Trong giai đoạn 2011 - 2015, Việt Nam đã thực hiện nhiều nghị quyết, Nghị định và Chương trình có tác động lớn, tạo cơ sở cho một giai đoạn phát triển nguồn nhân lực mới. Văn bản quan trọng và toàn diện nhất là Nghị quyết số 29 - NQ/TW ngày 4/11/2013 về "Đổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục và đào tạo". Một trong những thay đổi cơ bản nêu trong Nghị Quyết 29 là chuyển hướng từ cách học thụ động, một chiều sang phương pháp phát huy khả năng sáng tạo, chủ động, tư duy đổi mới và áp dụng kiến thức và thực tế. Để thực hiện mục tiêu đó, Bộ GDĐT đang thực hiện thay đổi sách giáo khoa, cơ chế đánh giá học sinh, và đổi mới hệ thống đào tạo và hỗ trợ giáo viên.
Về phần mình, WB nhận định, Việt Nam đã đạt nhiều tiến bộ trong vòng 5 năm qua nhờ các thành tích mang tính dài hạn về phát triển nguồn vốn con người được quốc tế công nhận. Tuy nhiên nền giáo dục đang phải đối mặt với những thách thức lớn hơn về việc đào tạo các kỹ năng tiên tiến theo yêu cầu ngày càng gia tăng trong thời gian tới.
Thách thức
Lực lượng nhân công tay nghề thấp, giá rẻ chính là nhân tố chính đóng góp vào thành công tăng trưởng của Việt Nam và xu thế sẽ vẫn tiếp tục trong vòng 5 năm tới. Nhưng nếu chỉ có những kỹ năng cơ bản thì lợi thế giá rẻ cũng không đủ để đảm bảo thành công về lâu dài. Hiệp định hợp tác Kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) vừa kết thúc đàm phán cũng buộc Việt Nam phải thay đổi kỹ năng lực lượng lao động của mình.
Hệ thống giáo dục Việt Nam tồn tại nhiều vấn đề “không khớp”
Trên thế giới, mô hình phát triển nguồn vốn con người đã chuyển từ tăng cường cơ hội sang nâng cao chất lượng và từ dạy nghề phù hợp sang đào tạo kỹ năng linh hoạt. Các hệ thống giáo dục ngày càng tập trung giúp học sinh làm chủ năng lực cơ bản để không ngừng nâng cao sức khỏe và năng lực làm việc; học được các kỹ năng có thể nhanh chóng áp dụng một cách hiệu quả trong môi trường kinh tế vận động với tốc độ cao. Chính phủ Việt Nam hoàn toàn nhận thức được mức độ cần thiết phải đổi mới hệ thống giáo dục theo mô hình này, và Nghị quyết 29 đã bao hàm nội dung đó. Việt Nam đã xác định được cần phải thực hiện chương trình giáo dục nhằm đào tạo các kỹ năng cơ bản. Nhưng công tác chuẩn bị cho cho sinh viên và học sinh sẵn sàng đảm đương được công việc trả lương cao hơn, với năng suất lao động cao hơn vẫn chưa đạt yêu cầu. Theo WB, hệ thống giáo dục Việt Nam vẫn tồn tại những vấn đề "Không khớp" sau đây:
Các cấp giáo dục không khớp nhau. Giáo dục phổ thông là khâu yếu nhất trong hệ thống giáo dục Việt Nam. Hiện nay tỷ lệ chuyển cấp từ trung học cơ sở lên trung học phổ thông giảm mạnh từ 80% xuống còn 60%, xuất phát từ một số nguyên nhân như học phí, không bắt buộc, học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở có thể kiếm được việc làm.
Ngành đào tạo không khớp với nhu cầu thị trường lao động. Các cơ sở dạy nghề cho học viên không còn tồn tại hoặc không có tương lai; phân bố học sinh trong các ngành học không cân đối; nội dung đào tạo lỗi thời, giáo viên không cập nhật kiến thức.
Phương pháp sư phạm không khớp với thực tế làm việc. Các khóa học chú trọng quá nhiều vào lý thuyết, ít chú ý tới thực hành. Giáo trình, tài liệu, phương pháp giảng dạy lỗi thời.
Các cơ sở giáo dục và đào tạo không khớp với doanh nghiệp. Các doanh nghiệp ít khi tham gia vào thiết kế chương trình đào tạo hoặc giảng dạy. Sinh viên, nhà trường và doanh nghiệp ít có cơ hội trao đổi, giao lưu.
Hệ thống thông tin thị trường lao động không khớp với nhu cầu của doanh nghiệp, sinh viên và cơ sở đào tạo.
Công tác nghiên cứu của các trường đại học và viện nghiên cứu không khớp với đòi hỏi của nền kinh tế.
Vấn đề cản trở:
Thực tế phân công trách nhiệm giữa các cơ quan chính phủ không còn phù hợp với hoàn cảnh và mục tiêu phát triển nguồn vốn con người. Các bộ chủ quản (Bộ GD - ĐT, Bộ Y tế, Bộ LĐTBXH, Bộ Công thương,…) tranh giành nguồn vốn hạn hẹp thay vì theo đuổi một chương trình nghị sự chung. Chính quyền trung ương, tỉnh, huyện quản lý và kiểm soát chồng chéo và cạnh tranh với nhau để có được nguồn lực dành cho giáo dục. Nhiều giải pháp, luật, quyết định về phát triển nguồn nhân lực được xây dựng cẩn thận có thể giúp giảm bớt lỗ hổng kỹ năng, nhưng lại không được thực hiện thỏa đáng. Các chiến lược giảm bớt bất bình đẳng giáo dục phù hợp nguyện vọng và với chất lượng cao nay đã giảm tác dụng.
Khuyến nghị của WB
WB đề xuất các khuyến nghị cho kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm sắp tới giai đoạn 2016 – 2020 như sau:
Đảm bảo mọi học sinh Việt Nam đều nắm được những kỹ năng cơ bản và nâng cao thông qua các chương trình giáo dục ngay từ nhỏ, thực hiện cải cách giáo dục phổ thông và thông qua tăng cường số học sinh theo hệ trung học phổ thông đổi mới.
Buộc các cơ sở đào tạo phải chịu trách nhiệm đáp ứng nhu cầu doanh nghiệp thông qua hệ thống cơ chế điều chỉnh chương trình đào tạo phù hợp với thị trường lao động, gắn công tác nghiên cứu với giảng dạy, ưu tiên tại địa phương và phù hợp với quy chuẩn quốc tế.
Xóa bỏ các rào cản thể chế: Thực hiện Luật giáo dục đại học và Luật dạy nghề để các cơ sở đào tạo được tự chủ hơn, tăng cường minh bạch và đánh giá dựa trên kết quả, khuyến khích hợp tác giữa các cán bộ, các cấp chính quyền và các cơ sở đào tạo nhằm thực hiện tốt các chiến lược phát triển kỹ năng mới.
Nguyễn Việt Hà
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy