Tin liên quan
Sau khi báo chí, truyền hình vào cuộc về việc nhiều xưởng gỗ dăm trái phép được mở tràn lan trên địa bàn tỉnh Nghệ An gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến các nhà đầu tư chân chính. Ngày 24/12/2015, UBND tỉnh Nghệ An có công văn số 9444/UBND-CNTM giao Sở NN&PTNT phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan “kiểm tra hoạt động sản xuất gỗ dăm không phép”, báo cáo UBND tỉnh trước ngày 20/1/2016.
Huyện Quỳ Hợp bất lực trước xưởng gỗ dăm Thắng Lợi do giấy phép kinh doanh của Sở cấp cho doanh nghiệp này
Tuy nhiên, hạn báo cáo đã trôi qua gần 2 tháng, nhưng Sở NN&PTNT Nghệ An vẫn chưa có động tĩnh gì về kết quả để báo cáo tỉnh. Để tìm hiểu vấn đề, PV đã tìm đến trụ sở Sở NN&PTNT Nghệ An. Khi liên hệ làm việc, một cán bộ của Sở cho biết “Việc này (xưởng gỗ dăm trái phép) phải gặp giám đốc, sếp vừa đến đó”.
Ngay lập tực PV tìm đến phòng của ông Hồ Ngọc Sỹ, giám đốc Sở thì cửa khóa. Khi gọi điện liên hệ thì ông Sỹ cho biết đang đi công tác ở huyện Quỳ Hợp.
Giãi bày về việc chậm trễ, ông Nguyễn Tiến Lâm – Phó Giám đốc Sở NN&PTNN Nghệ An – cho biết, sau khi sở này nhận được công văn chỉ đạo của UBND tỉnh Nghệ An vào tháng 12/1015, cơ quan này đã tiến hành thành lập đoàn kiểm tra hoạt của các xưởng chế biến gỗ dăm trên địa bàn toàn tỉnh.
“Hiện nay vẫn chưa có báo cáo vì các đoàn kiểm tra đang làm việc ở cơ sở, chắc khoảng một tuần nữa thì có báo cáo chính thức”, ông Lâm nói.
Theo ông Lâm, trước đó Sở này đã yêu cầu các huyện báo cáo tình hình thực tế hoạt động của các xưởng gỗ dăm tại địa bàn để làm cơ sở ban đầu cho các đợt kiểm tra trực tiếp của Sở. Ông Lâm lý giải, sở dĩ cần phải yêu cầu các huyện báo cáo trước là vị địa bàn tỉnh Nghệ An rất rộng, Sở không thể bao quát được toàn bộ địa bàn.
“Theo như báo cáo ban đầu thì huyện cũng báo cáo không hết, chúng tôi đang phải dùng nhiều nguồn tin khác nhau. Sắp tới khi đoàn kiểm tra của sở làm việc xong, có thông tin chính thức thì sẽ đánh giá được báo cáo của các huyện như thế nào”, ông Lâm cho biết.
Ông Lâm khẳng định, tỉnh Nghệ An nói chung và sở này nói riêng đang thực hiện nghiêm túc việc chỉ đạo của Bộ Nông nghiệp.
“Nếu cứ để tình trạng hoạt động băm dăm diễn ra ồ ạt, hỗn loạn như thế sẽ dẫn đến các hệ quả sau. Thứ nhất là hiệu quả trồng rừng của bà con không cao. Thứ hai nếu cứ bán dăm thô thì hiệu quả kinh tế rất thấp. Phải ưu tiên nguyên liệu cho các nhà máy chế biến sâu như Nhà máy chế biến gỗ MDF của Công ty Cổ phần Lâm nghiệp Tháng Năm, các nhà máy than sạch… Sau khi kết thúc hoạt động kiểm tra, sở chúng tôi sẽ tham mưu cho tỉnh có sự chỉ đạo mạnh, quyết liệt để đưa các hoạt động kinh doanh gỗ dăm theo đúng các quy định” – ông Lâm nói.
Theo điều tra của PV, hiện nay trên địa bàn tỉnh Nghệ An có một vài xưởng gỗ dăm hoạt động trái phép.
Tại huyện Thanh Chương, doanh nghiệp Thành Phát chưa được cấp phép sử dụng đất cũng như xây dựng xưởng nhưng hàng ngày xưởng này vẫn ngang nhiên băm dăm. Từng phản ánh vấn đề này lên Phó Chánh văn phòng tỉnh Trung Thành Công, thì ông Công cho biết: “Đất chưa được cấp phép mà đã làm về bản chất là đã sai phạm, là sai phép rồi. Xây dựng không phép, sử dụng đất trái phép là đã vi phạm. Đáng lẽ như vậy huyện phải xử lý luôn. Xử lý xong vi phạm mới xem xét các yếu tố khác. Nếu vượt thẩm quyền của huyện thì mới trình tỉnh xử lý. Nói chung, chưa có quyền sử dụng đất mà đã xây dựng là vi phạm luật xây dựng, luật đất đai, tùy vào mức độ sẽ có biện pháp xử lý sai phạm”.
Sai phạm rõ ràng như vậy, song chính quyền huyện Thanh Chương chỉ đi kiểm tra rồi để đó, không có biện pháp xử lý với doanh nghiệp Thành Phát.
Chưa được cấp phép sử dụng đất và xây dựng nhà xưởng, doanh nghiệp Thành Phát vẫn ngang nhiên sản xuất gỗ dăm mà chính quyền huyện Thanh Chương vẫn tỏ ra "không biết"
Thậm chí ông Nguyễn Hữu Hiền – Phó chủ tịch huyện còn bênh doanh nghiệp này ra mặt. Ông Hiền còn đề nghị sớm cấp phép sử dụng đất cho doanh nghiệp Thành Phát để doanh nghiệp này sớm hoàn thiện hồ sơ đi vào sản xuất (!?).
Còn ở huyện Quỳ Hợp, xưởng gỗ Thắng Lợi lợi dụng việc giấy phép kinh doanh do sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Nghệ An cấp có mục sản xuất gỗ dăm từ cành, ngọn, bìa keo… để ngang nhiên sản xuất gỗ dăm ngày đêm.
Theo một cán bộ huyện Quỳ Hợp thì việc Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp phép cho xưởng Thắng Lợi như vậy khiến huyện không thể xử lý vi phạm.
Trong khi các xưởng gỗ dăm trái phép chưa dẹp xong thì tại Quỳ Hợp tiếp tục mọc lên xưởng gỗ dăm khác với sự bảo kê của nhiều thành phần bặm trợn. Các đối tượng này ngăn chặn, gây khó dễ cho những vị khách lạ có ý muốn tiếp cận xưởng.
Thủy Tiên
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy