Tin liên quan
Riêng trong tháng 10, sản lượng bia tăng trưởng gần 9%
Theo số liệu của Bộ Công thương, trong tháng 10, sản lượng sản xuất bia các loại ước đạt 275,4 triệu lít, tăng 8,9% so với tháng 10 năm 2013.
Tính chung 10 tháng, sản xuất bia các loại ước đạt 2,56 tỷ lít, tăng 6,7% so với cùng kỳ. Trong đó, bia thương hiệu Hà Nội ước đạt 460,2 triệu lít, tăng 4,1%; bia thương hiệu Sài Gòn ước đạt 1,09 tỷ lít, tăng 2,8%.
Theo Bộ Công thương, các doanh nghiệp đang bước vào giai đoạn sản xuất và dự trữ hàng chuẩn bị cho những tháng cuối năm và cho ra mắt nhiều sản phẩm mới, khẳng định thương hiệu và sự phát triển của ngành đồ uống Việt Nam.
Để hoàn thành tốt kế hoạch đề ra, trong những tháng cuối năm, Bộ Công thương khuyến nghị các doanh nghiệp trong ngành cần quan tâm nhiều hơn nữa đến vấn đề phân phối lưu thông và tiêu thụ sản phẩm, trong đó chú ý xem xét cách tổ chức và hiệu quả của mạng lưới phân phối nhà hàng hiện nay, để tìm ra một mô hình tổ chức hiệu quả hơn của từng doanh nghiệp, giảm chi phí vận tải, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Vừa rồi, sau nhiều tranh cãi, cuối cùng, Bộ Công Thương vừa quyết định loại bỏ quy định cấm bán bia rượu vỉa hè, cấm bán bia rượu cho phụ nữ mang thai, phụ nữ cho con bú ra khỏi Dự thảo Nghị định về Sản xuất và Kinh doanh bia rượu.
Đại diện Bộ Công thương cho biết, quy định cấm bán bia cho bà mẹ mang thai, cho con bú, người có biểu hiện say rượu được chuyển thành hoạt động khuyến cáo, cảnh báo trên sản phẩm, bao bì. Riêng với quy định cấm bán bia cho người dưới 18 tuổi vẫn giữ nguyên.
Về phía Hiệp hội Bia rượu và nước giải khát Việt Nam (VBA), ông Nguyễn Văn Việt, Chủ tịch VBA cho rằng, việc bỏ những quy định nói trên là hợp lý vì không phù hợp và khó khả thi.
Trong khi ngành bia rượu, nước giải khát tăng trưởng tốt thì trong tháng 10, tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ xã hội chỉ tăng 1,6% so với tháng trước, tính chung 10 tháng tăng 11,1% so với cùng kỳ (tăng thấp hơn so với mức 12,6% của năm ngoái). Nguyên nhân chủ yếu do sức mua yếu. Nếu loại trừ yếu tố tăng giá, tổng mức bán lẻ 10 tháng năm 2014 đạt mức tăng 6,4%.
Về tình hình tồn kho, tại thời điểm 1/10/2014, chỉ số tồn kho của toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 2,4% so với thời điểm 1/9/2014 và tăng 10,9% so với cùng thời điểm năm trước. Trong đó, một số ngành chỉ số tồn kho cao là: chế biến, bảo quản thủy sản và sản phẩm từ thủy sản (tăng 13,9%); sản xuất thức ăn gia súc, gia cầm và thủy sản (tăng 45,8%); may trang phục (trừ trang phục từ da, lông thú) (tăng 28,4%); dệt (tăng 12,3%); sản xuất thuốc, hóa dược và dược liệu (tăng 34,5%); sản xuất sắt, thép, gang (tăng 34,8%); sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn (tăng 16,8%)...
Theo dantri.com.vn
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy