Tin liên quan
Dầu đảo chiều tăng mạnh sau phiên lao dốc hôm qua. Nguồn: Nasdaq
Cụ thể, trên sàn New York Mercantile Exchange, dầu WTI giao tháng Một tăng 2,9% lên 41,08 USD/ thùng, sau khi đã rớt xuống dưới ngưỡng 40 USD hôm qua. Ở bên kia bờ Đại Tây Dương, dầu Brent tăng mạnh 3,2%, chốt phiên giao dịch ở mức 43,84 USD/ thùng trên sàn ICE Futures exchange, London.
“Thị trường đang tăng cường mua vào sau một tuần gần như chỉ bán ra”, Richard Hastings, nhà phân tích vĩ mô tại Seaport Global Securities, nhận định.
Dầu WTI đã mất tới 4,6% trong phiên giao dịch hôm qua, xuống dưới ngưỡng 40 USD/ thùng lần đầu tiên kể từ cuối tháng Tám, sau khi những số liệu cho thấy dự trữ dầu thô của Mỹ tăng tuần thứ 10 liên tiếp. Dầu Brent cũng giảm mạnh 4,4%, xuống mức thấp nhất trong gần 7 năm qua.
“Một bộ phận thị trường vẫn hi vọng vào tuyên bố sẽ cắt giảm sản lượng của Ảrập Xêút”, Hastings nhận xét.
Trước đó, Ảrập Xêút tuyên bố rằng nước này sẵn sàng đề xuất Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) giảm sản lượng 1 triệu thùng/ ngày. Tuy nhiên chỉ với điều kiện Iran, cùng một số nhà sản xuất năng lượng khác đồng ý giảm sản lượng.
OPEC sẽ rất khó điều chỉnh sản lượng ngay trong cuộc họp lần này. Ảnh: AFP
Theo giới phân tích, sẽ rất khó để Iran cắt giảm sản lượng, khi giới chức nước này thời gian gần đây liên tục khẳng định sẽ “vặn vòi hết cỡ, hút dầu lên với năng suất cao nhất” ngay khi chính sách cấm vận của phương Tây được dỡ bỏ, dự kiến là đầu năm sau.
“Đề nghị của Ảrập Xêút chẳng có chút giá trị nào. Tôi cho rằng OPEC sẽ giữ nguyên sản lượng vào cuộc họp tới”, Tim Evans, chuyên gia năng lượng tại Citi Futures, nhận định.
Trong khi đó, James Williams, chuyên gia cao cấp tại WTRG Economics châm biếm rằng: “Nếu người Saudis nói họ sẽ làm gì đó phụ thuộc vào người Nga, có nghĩa rằng họ sẽ chẳng làm gì cả”.
Cuộc họp vào ngày thứ Sáu (đêm muộn ngày 04/12 giờ Việt Nam) tới sau hơn 1 năm OPEC thực hiện chiến lược “hút dầu lên với công suất tối đa”, nhấn chìm thị trường dầu lửa toàn cầu trong một cuộc khủng hoảng dư cung tồi tệ nhất nhiều thập kỉ.
Mục đích chính của họ là giữ vững thị phần, đồng thời loại bỏ các đối thủ cạnh tranh, đặc biệt nhắm tới ngành công nghiệp dầu đá phiến Mỹ.
NĐ
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy