Cùng Đầu tư Chứng khoán nhìn lại nhận định của các công ty chứng khoán về cổ phiếu cần quan tâm trong tuần qua.
* PHS khuyến nghị mua cổ phiếu VNM, giá mục tiêu 85.776 đồng/lượng
Sử dụng phương pháp DCF và P/E, chúng tôi ước tính giá trị hợp lý là 85.776 đồng/cổ phiếu. Do đó, chúng tôi đưa ra khuyến nghị mua với mức tăng giá tiềm năng là 22%. Định giá của chúng tôi đã phản ánh con số ước tính trong giai đoạn 4 năm tiếp theo nhưng chưa bao gồm mảng bò thịt do cần thêm thông tin/thời gian để đánh giá.
“Ông lớn” ngành tiêu dùng – VNM là cổ phiếu ngược dòng thành công trong tuần giao dịch khá tiêu cực của thị trường chung. Cụ thể, trong bối cảnh chỉ số VN-Index liên tục chứng kiến những phiên lao dốc mạnh, với tổng mức giảm cả tuần lên tới gần 4%, thì VNM lại đón nhận 4 phiên tăng và chỉ điều chỉnh nhẹ trong phiên cuối tuần ngày 21/10, đồng thời thanh khoản cũng cải thiện tích cực. Tổng cộng trong tuần qua, giá cổ phiếu VNM tăng 3.000 đồng (+4,05%) từ mức giá 74.000 đồng/CP lên 77.000 đồng/CP.
* SSI khuyến nghị khả quan dành cho cổ phiếu CTR, giá mục tiêu 71.200 đồng/CP
Giá mục tiêu 1 năm hiện tại của chúng tôi cho CTR là 71.200 đồng/cổ phiếu trên cơ sở áp dụng phương pháp định giá DCF, tiềm năng tăng giá là 17%, tương ứng với khuyến nghị khả quan.
Thông tin kết quả kinh doanh khả quan với doanh thu ước đạt 6.838,3, tăng trưởng 24,9% và lợi nhuận trước thuế 9 tháng ước đạt 400,4 tỷ đồng, tăng trưởng 28,4% so với cùng kỳ năm ngoái, nhưng cổ phiếu CTR không tránh khỏi “cơn lốc” ngày cuối tuần 21/10, đã thổi bay toàn bộ nỗ lực có được trong những phiên trước đó. Thống kê với việc đón nhận 2 phiên giảm, trong đó phiên 21/10 giảm sàn; 2 phiên tăng và 1 phiên đứng giá, tính chung cả tuần, giá cổ phiếu CTR giảm 4.000 đồng (-6,69%) từ mức giá 59.800 đồng/CP xuống 55.800 đồng/CP.
* BVSC khuyến nghị trung lập dành cho cổ phiếu GMD, giá mục tiêu 54.700 đồng/CP
Chúng tôi định giá cổ phiếu GMD của Công ty cổ phần Gemadept dựa trên phương pháp SOTP (Sum-of-the-Parts). BVSC khuyến nghị NEUTRAL với giá mục tiêu cho cổ phiếu GMD là 54.700 đồng/cổ phiếu – với tiềm năng tăng trưởng 14,7%.
Cổ phiếu GMD tiếp tục có thêm một tuần giao dịch giằng co và điều chỉnh nhẹ. Cụ thể, với việc đón nhận 2 phiên giảm và 3 phiên tăng, tính chung cả tuần, giá cổ phiếu GMD giảm 1.700 đồng (-3,56%) từ mức giá 47.700 đồng/CP xuống 46.000 đồng/CP.
* KIS khuyến nghị nắm giữ dành cho cổ phiếu HPG, NKG, HSG
Những trở ngại trong ngành vẫn chưa mờ đi rõ ràng và do đó, chúng tôi duy trì đánh giá nắm giữ dành cho cổ phiếu HPG của CTCP Tập đoàn Hòa Phát.
Chúng tôi đánh giá nắm giữ cho cổ phiếu NKG của CTCP Thép Nam Kim do tình hình ngành xấu hơn dự kiến về giá bán, khả năng cạnh tranh và tỷ suất lợi nhuận.
Chúng tôi đánh giá nắm giữ cổ phiếu HSG của CTCP Tập đoàn Hoa Sen dựa trên một số khó khăn của ngành về giá bán, khả năng cạnh tranh và tỷ suất lợi nhuận trong 2022.
Hiệu ứng giảm mạnh trên thị trường chung khiến nhóm cổ phiếu thép tiếp tục lao dốc trong bối cảnh những thông tin không mấy khả quan tác động tới giá thép giảm mạnh như xung đột tiếp tục leo thang, lạm phát tăng mạnh và nhiều nền kinh tế lớn suy thoái, cùng chính sách zero Covid của Trung Quốc.
Trong đó, cổ phiếu HPG còn chịu thêm áp lực xả bán của khối ngoại với những phiên liên tiếp dẫn đầu trong danh mục bán ròng mạnh, đã khiến cổ phiếu này đón nhận tới 5 phiên giảm liên tiếp, và thủng vùng đáy của năm mới được thiết lập vào ngày 11/10 (giá đóng cửa là 17.500 đồng/CP). Theo đó, tính chung cả tuần, giá cổ phiếu HPG giảm 2.550 đồng (-13,11%) từ mức giá 19.450 đồng/CP xuống 16.900 đồng/CP.
Trong khi đó, cổ phiếu NKG có chút bớt tiêu cực hơn ở đầu tuần, nhưng những phiên sau đó cũng không thoát khỏi “cơn bão” của thị trường. Thống kê với việc đón nhận 2 phiên giảm, trong đó phiên 21/10 giảm sàn, 1 phiên đứng giá tham chiếu và 2 phiên tăng nhẹ vào đầu tuần, tính chung cả tuần, giá cổ phiếu NKG giảm 1.500 đồng (-8,65%) từ mức giá 17.350 đồng/CP xuống 15.850 đồng/CP.
Cổ phiếu HSG cũng không nằm ngoài xu hướng giảm của nhóm sau tuần tăng mạnh mẽ trước đó. Cụ thể, với việc đón nhận 4 phiên giảm, trong đó phiên 21/10 cũng giảm sàn và 1 phiên tăng nhẹ, tính chung cả tuần, giá cổ phiếu HSG giảm 1.650 đồng (-11,66%) từ mức giá 14.150 đồng/CP xuống 12.500 đồng/CP.
* BVSC khuyến nghị tích cực dành cho cổ phiếu VEA, giá mục tiêu 56.464 đồng/CP
BVSC duy trì khuyến nghị Outperform đối với VEA, với giá mục tiêu (TP) không đổi ở mức 56.464 đồng/cổ phiếu (Upside: 29,5%). Ở mức giá hiện tại, VEA đang giao dịch với P/E năm 2022 là 8,4x so với mức trung bình 5 năm là 10,2x.
Thông tin ngày 31/10 tới đây, Công ty sẽ chốt danh sách cổ đông chia cổ tức gần 45% bằng tiền mặt đã giúp cổ phiếu VEA có những phiên tăng khá tốt vào đầu tuần, tuy nhiên, đà tăng bị hãm lại vào cuối tuần trong bối cảnh thị trường chung khá tiêu cực. Cụ thể, với việc đón nhận 2 phiên giảm và 3 phiên tăng, tính chung cả tuần, giá cổ phiếu VEA tăng nhẹ 200 đồng (+0,46%) từ mức giá 43.300 đồng/CP lên 43.500 đồng/CP.
* SSI khuyến nghị khả quan cổ phiếu DPM, với giá mục tiêu 53.000 đồng/CP
Lượng tiền ròng mạnh của DPM (tương đương 48% vốn hóa thị trường hiện tại) sẽ có lợi cho công ty trong bối cảnh lãi suất tăng. Chúng tôi đưa ra khuyến nghị khả quan cổ phiếu DPM, với giá mục tiêu 53.000 đồng/CP.
Trái với nhận định của SSI, cổ phiếu DPM đã có tuần giao dịch khá tiêu cực sau những phiên tăng mạnh mẽ của tuần giữa tháng 10. Thống kê với việc đón nhận 4 phiên giảm và 1 phiên tăng, tính chung cả tuần, giá cổ phiếu DPM giảm 3.600 đồng (-7,58%) từ mức giá 47.500 đồng/CP xuống 43.900 đồng/CP.
* SSI khuyến nghị khả quan cổ phiếu TDM, giá mục tiêu 39.600 đồng/CP
Chúng tôi duy trì khuyến nghị khả quan dành cho cổ phiếu TDM, giá mục tiêu 39.600 đồng (tăng giá 23%).
Mới đây, TDM đã công bố báo cáo tài chính quý III/2022 khả quan khi ghi nhận con số lãi gấp đôi cùng kỳ, điều này đã phần nào giúp cổ phiếu này tiếp tục duy trì đà tăng nhẹ trong tuần đầy “giông bão”. Thống kê với việc đón nhận 2 phiên giảm và 3 phiên tăng, tính chung cả tuần, giá cổ phiếu TDM tăng nhẹ 400 đồng (+1,24%) từ mức giá 32.300 đồng/CP lên 32.700 đồng/CP.
* SBS khuyến nghị tích cực dành cho cổ phiếu BMI
Mức định giá cổ phiếu BMI được xác định theo 2 phương pháp, với phương pháp so sánh P/E giá hợp lý là 34.275 đồng/CP và phương pháp so sánh P/B giá hợp lý là 30.369 đồng/CP. Do đó, chúng tôi đánh giá tích cực và đưa ra khuyến nghị mua đối với cổ phiếu BMI với mức giá mục tiêu dựa theo 2 phương pháp định giá trên là 32.322 đồng/CP.
Mặc dù không có sự bứt phá nhưng cổ phiếu BMI đã trụ khá vững trong tuần nhiều biến động của thị trường. Thống kê với việc đón nhận 2 phiên giảm, 2 phiên tăng và 1 phiên đứng giá tham chiếu, tính chung cả tuần, giá cổ phiếu BMI tăng nhẹ 300 đồng (+1,32%) từ mức giá 22.700 đồng/CP lên 23.000 đồng/CP.
Tác giả: N.T
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy