Tin liên quan
Ảnh minh họa
10 ngân hàng cho vay lớn nhất dựa trên tổng tài sản trong khu vực thu được 11.4 tỉ Euros tương đương 12.4 tỉ đôla lợi nhuận ròng trong quý II, cao nhất kể từ ba tháng đầu năm 2011, số liệu tổng hợp của Bloomberg. Tất cả các công ty đều nghi nhận tăng lợi nhuận ít nhất là hai con số so với một năm trước đó.
Bị chao đảo bởi các khoản vay khó đòi và nhu cầu thấp điểm trong thời gian khủng hoảng nợ, các ngân hàng châu Âu đang được hưởng lợi từ sự phục hồi kinh tế được thúc đẩy bởi chính sách kích thích kinh tế của Ngân hàng Trung ương châu Âu. Họ vẫn còn phải đối mặt với những khó khăn từ điều luật vốn rất chặt chẽ, như phạt hành vi sai trái trong quá khứ và thu hẹp mức lãi biên trên các khoản vay, thách thức khôi ngân hàng cải tổ các doanh nghiệp của họ.
"Các ngân hàng châu Âu đang đi đúng hướng", Patrick Lemmens, người giúp giám sát khoảng 10 tỷ euro cổ phiếu tài chính-dịch vụ tại Robeco Groep NV Orix Corp ở Rotterdam cho biết. "Các ngân hàng châu Âu là một câu chuyện rất hợp lý, các quy định hành xử khá tốt, cho vay không có chiều hướng đi xuống, và tăng trưởng tín dụng đã bắt đầu."
Dấu hiệu của sự phục hồi đã làm cổ phiếu nhóm ngân hàng trở lên hấp dẫn thứ hai trong chỉ số Stoxx Europe 600 Index trong sáu tháng qua, với mức tăng 14 %. Trong tháng Bảy, chỉ số cổ phiếu ngân hàng đạt mức cao nhất trong hơn bốn năm trở lại đây.
Ngân hàng Deutsche, BNP
Cổ phiếu của Societe Generale SA đã tăng 7.9 % vào thứ Tư, cao nhất trong hai năm trở lại đây, sau khi các ngân hàng Pháp công bố lợi nhuận hàng quý cao nhất kể từ năm 2007 và đạt được mục tiêu huy động vốn. UniCredit SpA, ngân hàng lớn nhất của Ý, tăng mạnh nhất trong gần ba năm trong cùng một ngày sau khi báo cáo lợi nhuận công bố vượt ước tính của giới phân tích.
Các ngân hàng đã thu nhỏ lại quy mô để thích nghi với các điều kiện khó khăn và đi theo hướng ngân hàng nhỏ. Ngân hàng Deutsche AG giảm chi phí và bán đi đơn vị cho vay tiêu dùng, trong khi UniCredit được sửa đổi kế hoạch kinh doanh một năm sau khi thiết lập mục tiêu. BNP Paribas SA đang suy tính việc cắt giảm sâu nhất tại ngân hàng đầu tư của mình kể từ khi cuộc khủng hoảng tài chính, và Societe Generale đã có kế hoạch cắt giảm chi phí mạnh hơn, chuyên gia vấn đề này cho biết tuần trước.
Đồng thời, đồng euro suy yếu và chương trình mua trái phiếu của ECB 1.1 đang giúp nền kinh tế của khu vực tìm thấy hướng đi của nó.
Ngân hàng cho các công ty và các hộ gia đình vay tăng lên tháng thứ hai liên tiếp trong tháng Sáu sau khi bị thu hẹp từ tháng 5 năm 2012 đến tháng Ba năm nay, theo ECB. Tỉ lệ nợ xấu so với tổng số cho vay cũng đang bị giảm dần, cho phép các ngân hàng giảm trích lập dự phòng mà họ dành để trang trải thua lỗ tín dụng.
10 ngân hàng lớn nhất của khu vực này ghi nhận một sự gia tăng 12 % trong doanh thu hợp nhất trong quý II so với một năm trước, duy chỉ có UniCredit đang chứng kiến sự suy giảm.
Rủi ro pháp lý
Không phải ai cũng bị thuyết phục tin vào tín hiệu hồi khi phải nằm dài chờ đợi, khi lãi suất thấp kiềm chế lợi nhuận cho vay và rủi ro pháp lý vẫn tồn tại.
Ngân hàng Deutsche chi hơn 11 tỷ euro cho chi phí pháp lý kể từ đầu năm 2008, chi phí cho luật phát cao nhất với bất kỳ ngân hàng trong khu vực đồng tiền chung Euro, theo dữ liệu của Bloomberg. Công ty này cho biết tuần trước rằng "kiện tụng vẫn là một gánh nặng trong các quý tới."
"Chắc chắn, nền kinh tế đang phục hồi và thậm chí là phát triển bền vững, nhưng những tín hiệu tích cực đó có thể dễ dàng bị xóa sổ bởi các tác động của lãi suất và chi phí kiện tụng," Christian Hamann, một nhà phân tích của Hamburger Sparkasse cho biết. "Tôi không thấy một xu hướng bền vững trong việc tăng lợi nhuận trên toàn khu vực khi chúng mới chỉ được nêu ra."
Tìm kiếm lợi nhuận
Thực tê, mặc dù lãi suất thấp khiến cho việc cho vay trở lên ít hấp dẫn, nó đồng thời cũng khuyến khích các cá nhân và tổ chức đầu tư để tìm kiếm lợi mức nhuận cao hơn. Điều đó đã giúp châm ngòi cho một cuộc biểu tình thị trường chứng khoán, củng cố doanh thu tại các ngân hàng với các doanh nghiệp cổ phần kinh doanh lớn như Societe Generale và BNP Paribas.
"Điều này khiến cho các ngân hàng ở miền nam châu Âu, kể cả ở Bỉ và Pháp, bán được nhiều sản phẩm đầu tư như quỹ tương hỗ và các sản phẩm liên kết đơn vị", Stefano Girola, người giúp quản lý khoảng 40 tỷ tại Banque Syz & Co SA cho biết.
Thúy Anh (Bloomberg)
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy