Những tỷ phú xuất thân là dân tị nạn
11/09/2015 18:00:41
ANTT.VN – Hôm nay là người tị nạn, nhưng ngày mai họ có thể là một doanh nhân.

Tin liên quan

Hàng trăm nghìn người tị nạn tuyệt vọng đang cố gắng thoát khỏi chiến tranh và tìm kiếm một cuộc sống tốt đẹp hơn ở châu Âu, nơi mà chính phủ các nước này cũng đang phải vật lộn tìm cách để tiếp nhận họ.

Xung đột và nghèo đói đã tạo nên một làn sóng di cư khổng lồ, ước tính khoảng 4 triệu người dân Syria đang tìm cách chạy trốn khỏi quê hương để thực hiện một cuộc hành trình đầy nguy hiểm với hy vọng chạm đến bờ biển châu Âu.

Các nhà lãnh đạo chính trị đang bị kẹt giữa các nhu cầu cấp bách để giảm bớt cuộc khủng hoảng nhân đạo và lo sợ một số lượng lớn người di cư sẽ làm gia tăng áp lực lên nguồn lực chính phủ và thậm chí làm gia tăng số lượng người thất nghiệp.

Nhưng đối với các quốc gia đồng ý tiếp nhận nhiều người tị nạn hơn từ Syria, Iraq, Eritrea và Afghanistan, phần thưởng có thể sẽ rất đáng kể.

Những quốc gia này có thể hưởng lợi từ một nguồn lao động mới, phần lớn là lao động trẻ, và thậm chí có thể trờ thành quê hương thứ hai của những doanh nhân tương lai trong giới kinh doanh quốc tế.

“Những người di cư đã đánh đổi một sự rủi ro rất lớn để đến được nơi họ muốn thường có xu hướng trở thành những nhà kinh doanh…  những người cũng có thể giúp để giữ cho một nền kinh tế sôi động tránh bị “già” đi”, nhà kinh tế trưởng của ngân hàng Berenberg cho biết.

George Soros là một trong những ví dụ nổi tiếng nhất.

Tỷ phú đầu tư gốc Hungary George Soros 

Soros chạy trốn khỏi Hungary vào năm 1947 sau khi sống sót từ cuộc chiếm đóng của Đức quốc xã ở Hungary trong suốt Thế chiến thứ II. Ban đầu, ông di cư đến Anh, rồi định cư tại Mỹ. Vào đầu những năm 1960, Soros khởi nghiệp với một quỹ tự bảo hiểm. Ông được biết đến nhiều từ vụ bán khống đồng bảng Anh và thu về lợi nhuận khoảng 1 tỷ USD vào năm 1992.

Frank Lowy – người đồng sáng lập tập đoàn Westfield Group (WFGPY) đồng thời cũng là một trong những những người giàu nhất nước Úc – là một ví dụ về người tị nạn nổi bật khác.

Frank Lowy - ông trùm của các các trung tâm mua sắm tại Westfield

Sinh ra tại Slovakia, ông trùm của các các trung tâm mua sắm tại Westfield đã rời châu Âu như hậu quả của cuộc chiến tranh thế giới thứ II để đến Úc vào năm 1952. 84 tuổi, ông vẫn là một trong những tên tuổi kinh doanh giàu có và có ảnh hưởng nhất xứ sở Kangaroo.

Nhà xuất bản Anh George Weidenfeld là một ví dụ đáng chú ý khác về việc người tị nạn trở thành doanh nhân.

 Nhà xuất bản Anh George Weidenfeld 

Ông Weidenfeld đã xây dựng cho mình một đế chế xuất bản Weidenfeld & Nicolson sau khi thoát khỏi Đức quốc xã, rời khỏi Úc để đến Anh vào năm 1938. Ông Weidenfeld, đồng thời cũng là một thành viên của Quốc hội Anh, gần đây đã tung ra một quỹ để giải cứu đến 2.000 gia đình chạy trốn từ Syria và Iraq.

Một cái tên hàng đầu trong làng công nghệ đã sớm rời châu Âu để tìm vận may tại Mỹ khác là Sergey Brin.

Nhà đồng sáng lập Google - Tỷ phú Sergey Brin 

Nhà đồng sáng lập Google, Sergey Brin đã rời nước Nga cùng với gia đình của mình từ khi còn là một đứa trẻ vào cuối năm 1970. Nhiều năm sau, ông gặp Larry Page tại đại học Stanford và hai người đã tập trung tạo ra một công cụ tìm kiếm hoàn hảo. Sergey Brin hiện chỉ đạo các dự án đặc biệt của Google, khối tài sản của anh hiện tại ước tính hơn 30 tỷ USD.

Cuối cùng là tỷ phú Whatsapp - Jan Koum.

Tỷ phú Whatsapp - Jan Koum

Từ khi còn là một cậu thiếu niên, Jan Koum đã di cư từ Ukraine sang Mỹ cùng với mẹ của mình trong những năm đầu thập niên 1990. Ban đầu, ở vùng đất mới gia đình ông phải sống chủ yếu dựa vào tem phiếu thực phẩm do không mua nổi mua thức ăn. Đến năm 2009, ông bỏ học giữa chừng và để chuyển sang phát triển thị trường ứng dụng tin nhắn văn bản với WhatsApp, một dịch vụ mà chỉ mới năm ngoái đã có cơ sở người dùng lên đến 1 triệu người/ngày. Năm 2014, Facebook đã mua lại mua lại công ty cung cấp dịch vụ nhắn tin di động WhatsApp với giá lên tới 19 tỷ USD bằng cả tiền mặt và cổ phiếu.

Phương PhươngTheo CNN
Theo: ANTT/NĐT
Thích và chia sẻ bài viết này :
Tags :
Tin liên quan
Mọi góp ý tin bài cho chúng tôi vui lòng gửi vào email: antt.toasoan@gmail.com
Đang phổ biến