Dòng sự kiện:
Tin nóng 24h ngày 1/6 :Thư xin lỗi của Cục trưởng hàng không và hiệu lực thi hành văn bản
01/06/2015 16:32:53
ANTT.VN - Thư xin lỗi của Cục trưởng hàng không và hiệu lực thi hành văn bản, Lấp sông Đồng Nai: Nếu không được hủy bỏ sẽ tạo tiền lệ xấu, VEPR: Giải pháp hội nhập liệu đã thực tế? ... là những tin tức nóng nhất trong ngày 1/6

Tin liên quan

Tin nóng 24h ngày 1/6

Thư xin lỗi của Cục trưởng hàng không và hiệu lực thi hành văn bản

Sự bắt tay hữu hảo giữa hai cá nhân có thể không cho phép cơ quan quản lý nhà nước “khép lại sự việc”. Về thủ tục hành chính, trên thực tế, văn bản số 6572 của Bộ GTVT vẫn có hiệu lực thi hành.

Những văn bản của ông Trần Đình Bá gửi báo chí chứng minh ông là tiến sĩ. Ảnh: Báo Tuổi Trẻ

Những văn bản của ông Trần Đình Bá gửi báo chí chứng minh ông là tiến sĩ. Ảnh: Báo Tuổi Trẻ

Trước đó, ngày 26-5, Thứ trưởng Bộ GTVT Phạm Quý Tiêu đã ký văn bản số 6572 về việc đưa thông tin sai sự thật liên quan đến cảng hàng không quốc tế Long Thành gửi Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông tin và truyền thông, Bộ Giáo dục và đào tạo. Văn bản của thứ trưởng Tiêu đề nghị  Bộ Giáo dục và đào tạo xem xét thẩm tra, cung cấp thông tin công khai về độ chính xác của học vị tiến sĩ hàng không của ông Trần Đình Bá.

Ông Trần Đình Bá, một công dân không còn lạ lẫm đối với ngành hàng không, khi đưa ra những ý kiến của mình trong các ý tưởng của các chuyên gia khác như xác lập “đường bay vàng” cho ngành hàng không hay mới nhất là phản ánh của ông về mô hình xây dựng sân bay Long Thành. (Xem tin chi tiết...)

Lấp sông Đồng Nai: Nếu không được hủy bỏ sẽ tạo tiền lệ xấu

“Người dân đang rất nóng lòng trông đợi quyết định cuối cùng của Thủ tướng về dự án lấn sông Đồng Nai. Cá nhân tôi và nhiều nhà khoa học tham gia phản biện dự án này đều mong muốn hủy bỏ dự án” - TS Vũ Ngọc Long , Viện trưởng Viện Sinh thái học miền Nam, đại diện Mạng lưới sông ngòi Việt Nam (VRN) - phía Nam chia sẻ.

TS Vũ Ngọc Long - Viện trưởng Viện Sinh thái học miền Nam, đại diện Mạng lưới sông ngòi Việt Nam (VRN) - phía Nam

TS Vũ Ngọc Long - Viện trưởng Viện Sinh thái học miền Nam, đại diện Mạng lưới sông ngòi Việt Nam (VRN) - phía Nam 

Còn ở góc độ khoa học, theo ông thiếu sót lớn nhất của dự án này là gì?

Ngoài việc thiếu cơ sở pháp lý, không lấy ý kiến tham vấn người dân địa phương, các tỉnh, thành lân cận… thì cơ sở khoa học của dự án này cũng rất đáng lo ngại. Sau khi dư luận lên tiếng, tôi và nhiều chuyên gia của VRN đã vào cuộc, khảo sát và nghiên cứu trong một thời gian khá lâu. Tại hội thảo khoa học do Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam và Viện Nghiên cứu lập pháp tổ chức mới đây, chúng tôi đã có báo cáo, chứng minh những thiếu sót cụ thể. Theo đó, cách tính toán về dòng chảy của Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam cũng như báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) của Viện MT&TN chỉ mới ở mức độ sơ sài, chưa phải là báo cáo nghiên cứu khoa học dành cho một dự án thi công. Nếu thực hiện dự án dựa trên “cơ sở khoa học” như thế hậu quả sẽ rất khó lường. Công trình này có thể gây ra tình trạng xói lở nghiêm trọng cho vùng hạ lưu như cù lao Phố, cầu Ghềnh…(Xem tin chi tiết...)

Nợ xấu giảm nhanh, thực hay không?

Như ở một bài viết trước trên VnEconomy, sau khi chính thức công bố phần chìm của tảng băng, nợ xấu của các tổ chức tín dụng Việt Nam bắt đầu được đánh giá một cách đầy đủ và toàn diện hơn.

Sau khi siết lại cơ chế giám sát, cả hệ thống ngân hàng đã dồn được 131.000 tỷ đồng

trong gần ba năm để trực tiếp xử lý nợ xấu.

Bất chấp các nhà chức trách và các tổ chức tín dụng Việt Nam công bố nợ xấu chỉ ở mức thấp và trong tầm kiểm soát, một số tổ chức quốc tế tại một số thời điểm đã tỏ ra e ngại.
 
Điển hình như những năm 1999 - 2000, tỷ lệ nợ xấu của các tổ chức tín dụng Việt Nam công bố ở khoảng 13%. Chừng đó cũng đã đủ để báo động đỏ, bởi theo góc độ giám sát an toàn ngân hàng, nợ xấu ở mức 3% thường là đáng quan tâm, trên 5% đã là tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn.
 
Mức độ báo động đỏ của giai đoạn đó càng cấp thiết hơn khi theo đánh giá của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), tỷ lệ nợ xấu xét theo chuẩn mực quốc tế không phải là khoảng 13%, mà không dưới 30%!
 
Trước thực trạng này, giai đoạn 2001 - 2005, cùng với năng lực tự xử của hệ thống các tổ chức tín dụng, Việt Nam đã phải triển khai một chương trình xử lý nợ xấu bằng tiền của ngân sách nhà nước…(Xem tin chi tiết...)

VEPR: Giải pháp hội nhập liệu đã thực tế?

Với những lo ngại xung quanh vấn đề hội nhập của Việt Nam trong những năm sắp tới, đặc biệt là những bất ổn liên quan đến địa chính trị của Việt Nam vào cuối năm 2014, viện nghiên cứu Kinh Tế và Chính Sách (VEPR) đề xuất giải pháp thành lập một khối hợp tác kinh tế biển xuyên Á giữa các nền kinh tế Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương mang tên PAMEC với mục đích hợp tác vì thịnh vượng và an ninh chung.

TS. Lê Đăng Doanh

TS. Lê Đăng Doanh

Nằm trong hội đồng phản biện, TS. Lê Đăng Doanh cho rằng, đề xuất này cần phải có thêm thời gian để hoàn thiện bởi những lý do sau: Thứ nhất, xem xét trên bình diện quốc tế, Trung Quốc và Hoa Kỳ đều có những  khối liên kết thương mại lớn nh do chính họ khởi xướng và gây dựng, vậy nếu Việt Nam cũng đứng ra tổ chức, kêu gọi các nước để thành lập một khối hợp tác thương mại như thế thì chúng ta có “sức nặng” gì để đứng ra. Thứ hai, trong nền kinh tế thị trường, sự hợp tác phải đem đến thắng lợi cho cả 2 bên (win-win), vậy thì giải pháp chúng ta đề ra sẽ đem lại lợi ích gì cho chúng ta và cho những nước tham gia? Đó là câu hỏi mà TS. Lê Đăng Doanh đã đặt ra cho giải pháp mà VEPR đề xuất. (Xem tin chi tiết...)

Nữ du khách làm vỡ bình cổ 4000 năm tuổi

Vào thứ Bảy tuần trước, một khách tham quan Bảo tàng Khảo cổ học Heraklion trên đảo Crete của Hy Lạp đã không may mắn bị vấp ngã. Trong lúc đó, tay cô nắm lấy chiếc bình cổ Minoan 4.000 tuổi làm nó vỡ ra thành nhiều mảnh.

Chiếc bình bị vỡ 4000 tuổi có hình dạng tương tự chiếc bình này

Chiếc bình bị vỡ 4000 tuổi có hình dạng tương tự chiếc bình này

Bộ Văn Hóa của Hy Lạp cho biết người phụ nữ bị thương nhẹ ở chân và chiếc bình đã hỏng hoàn toàn. Tuy nhiên, sau khi được phục chế lại, chiếc bình có thể đưa trở lại trưng bày vào ngày 30/5. (Xem tin chi tiết...)

Bảo Minh (Th)

Theo: ANTT/NĐT
Thích và chia sẻ bài viết này :
Tags :
Tin liên quan
Mọi góp ý tin bài cho chúng tôi vui lòng gửi vào email: antt.toasoan@gmail.com
Đang phổ biến