Tin liên quan
Trong sự bảo đảm an ninh tuyệt đối, 12 thành viên của Ủy ban Thị trường mở Liên bang (FOMC) sẽ bước vào cuộc họp 2 ngày ở Washington, Mỹ nhằm đi tới một sự thống nhất - cái có thể thay đổi cuộc sống của mọi người dân Mỹ, cũng như phần còn lại của thế giới.
Cuộc họp lần này của FED sẽ xoay quanh vấn đề liệu có nên tăng tỉ lệ lãi suất hay không. Lãi suất của FED đã và đang được giữ ở mức gần bằng 0% kể từ khủng hoảng 2008.
Nếu lãi suất tăng, nó sẽ khiến chi phí đi vay đắt đỏ hơn ở nước Mỹ, qua đó kéo thị trường chứng khoán đi xuống, đồng thời khiến tới các ngân hàng trung ương khác cũng sẽ xem xét tăng lãi suất.
Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ bà Janet Yellen và phó chủ tịch ông Stanley Fischer
Cụ thể tỉ lệ các nhà đầu tư cho rằng FED sẽ tăng lãi suất ngay trong tuần này đã giảm xuống còn 28% từ mức gần 50% ngay trước thời điểm Bắc Kinh phá giá đồng Nhân dân tệ hồi giữa tháng 8. So với 6 tháng trước, con số này đã giảm còn 1/3.
Quyết định này sẽ được thông báo chính thức bởi chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang bà Janet Yellen trong một cuộc họp báo rất được mong chờ vào 2:30 chiều thứ 5 (giờ Washington DC- 1:30 rạng sáng thứ 6 giờ Việt Nam). Thậm chí nếu lãi suất vẫn giữ nguyên, mỗi từ bà chủ tịch nói ra đều vẫn sẽ ảnh hưởng rất lớn tới thị trường toàn cầu.
12 thành viên FOMC thường xuyên đạt được sự đồng thuận trong những quyết định cuối cùng, nay đang cho thấy sự chia rẽ rõ ràng: liệu có nên tăng lãi suất thời điểm này hay không, liệu nền kinh tế Mỹ có đủ khỏe mạnh để chịu đựng những tổn thương do lãi suất tăng lên hay không, khi mà lãi suất tăng sẽ khiến đầu tư giảm và thất nghiệp tăng trở lại.
John Williams - chủ tịch FED thành phố San Francisco cho biết: “Tất cả những số liệu chúng tôi đang có đều ủng hộ việc tăng lãi suất. Tuy nhiên thị trường đã và đang xuất hiện những yếu tố mới đáng chú ý, cần phải xem xét kĩ lưỡng.”.
Người đồng cấp tới từ thành phố Minneapolis, Narayana Kocherlakota thậm chí còn kém tự tin hơn:”Tôi không thấy bất cứ một sự tăng lãi suất hợp lý nào cho phần còn lại của năm.”.
Bill Duley, chủ tịch FED thành phố New York cũng cho biết rằng tăng lãi suất tại thời điểm này đã không còn thích hợp như trước thời điểm thị trường chứng khoán Trung Quốc lao dốc hồi tháng trước.
Tỉ lệ cho rằng FED sẽ tăng lãi suất đã giảm mạnh trong một tháng qua
Khi bàn về tỷ lệ lạm phát của Mỹ, một yếu tố quan trọng trong xác định lãi suất, ông Dudley cho rằng rằng giá dầu là tác nhân chính khiến chỉ số này vẫn ở mức thấp. Tuy nhiên, ông cho rằng giá dầu thấp và đồng USD cao sẽ không kéo dài, do vậy tỷ lệ lạm phát tại Mỹ có thể sẽ tăng trở lại.
Đối ngược những ý kiến trên, phó chủ tịch FED ông Stanley Fischer cho rằng sự ấm lên trong thị trường lao động gần đây với tỉ lệ thất nghiệp thấp nhất trong 7 năm qua cho thấy đây là thời điểm thích hợp nhất để tăng lãi suất.
“Chúng tôi sẽ đưa chính sách tiền tệ trở về trạng thái bình thường trước thời điểm khủng hoảng 2008, và chúng tôi sẽ bắt đầu bởi việc tăng lãi suất sớm nhất có thể”, ông cho biết gần đây.
Eric Rosengren, chủ tịch FED thành phố Boston cũng đồng quan điểm cho rằng thị trường lao động đang ở mức lý tưởng cho một tự nhích lên trong lãi suất.
Các nhà phân tích của Goldman Sachs tuần này cho biết với điều kiện kinh tế như hiện tại, họ hi vọng lãi suất sẽ không đổi, tuy nhiên lại dự đoán rằng FED vẫn sẽ tăng lãi suất.
Nghi Điền (Theo The Guardian)
Nên đọc
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy