Dòng sự kiện:
Vén màn 'kho báu' của người Nhật trên mảnh đất Lai Dương
10/07/2016 08:46:46
ANTT.VN - Một khu đất tại Trung Quốc đã được người Nhật Bản thuê và bỏ hoang trong 5 năm. Nhiều người dân địa phương đã đánh giá Nhật Bản “ngốc nghếch”. Và kết quả là…

 

Tin liên quan

Câu chuyện bắt đầu từ năm 2006 khi công ty Asahi Breweries của Nhật Bản hợp tác cùng hai công ty hàng đầu khác là Sumitomo Chemical và Itochu cùng thuê một khu đất canh tác rộng 1.500 mẫu tại Lai Dương, Sơn Đông, Trung Quốc. Giá trị hợp đồng kéo dài 20 năm.

Mảnh đất bỏ hoang 5 năm của công ty Nhật Bản

Đến năm 2011, cả xã Lai Dương ngạc nhiên khi toàn bộ diện tích khu đất vẫn trong trạng thái bỏ hoang, cỏ dại lên “mơn mởn”. Thậm chí nhiều người địa phương nghi ngờ mục đích thuê đất của công ty Nhật Bản, cho rằng người Nhật muốn tìm "kho báu" dưới lòng đất.

Vén màn sự thật

Công ty Nhật Bản đã nghiên cứu “mảnh đất hứa” này trước khi quyết định đầu tư. Từ độ màu mỡ, nguồn nước thuận tiện tưới tiêu, cách xa khu công nghiệp nên không ô nhiễm…là điều kiện tiên quyết cho ra đời những nông sản sạch. Những mảnh đất như này thực sự hiếm tại Trung Quốc thời điểm hiện tại.

Đây là cách xử lý sữa bò không đảm bảo tiêu chuẩn

Sau 5 năm, việc đầu tiên người Nhật làm là thuê nhân công địa phương chăn nuôi gia súc, chủ yếu là bò. Mục đích chính là sử dụng phân bò cải thiện chất lượng đất, cung cấp dinh dưỡng cho những cây trồng không bị ô nhiễm. Sau đó, bò lại ăn chính những cây trồng này, cho sản phẩm sữa cao.

Nuôi bò là bước đầu của Nhật Bản tại Lai Dương

Bên cạnh việc nuôi bò, Nhật Bản còn đầu tư cho những loại cây ăn quả, và nói không với sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật, bất chấp sản lượng thấp.

Nhiều người Trung Quốc thắc mắc lý do người Nhật không sử dụng công cụ hỗ trợ như thuốc trừ sâu hay các hóa chất thông thường để tăng sản lượng?

Và câu trả lời…

Các sản phẩm nông sản của công ty Nhật Bản đều đạt chất lượng chuẩn quốc tế. Mỗi lít sữa bò của công ty có giá 22 tệ, đắt hơn giá sữa trong nước 1,5 lần. Mỗi cân dâu tây do họ sản xuất có giá 120 tệ/kg.

Dâu tây của công ty Nhật Bản giá đắt gấp 1,5 lần so với dâu tây Trung Quốc

Nguồn nông phẩm đắt tiền này hiện nay chỉ có 10% cung cấp tới thị trường Thượng Hải và Bắc Kinh. Nhưng do giá khá đắt nên cung không đáp ứng cầu, còn lại 90% nguồn hàng họ sẽ xuất ngược về thị trường Nhật Bản.

Mặc dù "đắt hơn hẳn" nhưng "cung" vẫn yếu hơn "cầu"

 

Dẫn đầu xu hướng

Ngày nay, sự an toàn lương thực đã trở thành mối quan tâm hàng đầu của hầu hết các quốc gia. Đồng thời cũng là cơ hội kinh doanh thu lợi nhuận cho các công ty nước ngoài.

Nhật Bản sản xuất nông phẩm với thái độ "nghiêm túc"

Các công ty Nhật Bản đã mất “5 năm không dùng thuốc trừ sâu” để “trồng cây” và nay đến ngày “hái quả”. Họ tận dụng thái độ sản xuất “nghiêm túc” để tăng cường bảo vệ môi trường, phát triển nông nghiệp, thúc đẩy thu nhập của nông dân và đảm bảo sự an toàn lương thực.

Qaun điểm sản xuất nông nghiệp của người Nhật là: "Trước khi trồng cây cần chăm đất, trước khi chăm sóc đất cần giáo dục con người". Sau câu chuyện này, liệu ai còn nói người Nhật “ngốc”?

Khang Khang

 
Theo: ANTT/NĐT
Thích và chia sẻ bài viết này :
Tags :
Tin liên quan
Mọi góp ý tin bài cho chúng tôi vui lòng gửi vào email: antt.toasoan@gmail.com
Đang phổ biến