Công nhân làm việc tại Công ty TNHH Talway Việt Nam, khu công nghiệp Quế Võ, phường Nam Sơn, thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh. (Ảnh: Thái Hùng/TTXVN)
Trang lexology.com ở Anh vừa đăng bài viết khẳng định nền kinh tế Việt Nam đang ghi nhận những tín hiệu khả quan hơn so với nhiều nước khác trong thời kỳ đại dịch COVID-19 và đang có vị thế tốt để thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI).
Theo bài viết, trong những năm qua, Việt Nam đã là điểm đến của các nhà đầu tư nước ngoài, kể từ khi tập trung mở cửa thị trường, đồng thời thúc đẩy quan hệ thương mại quốc tế.
Sau khi gia nhập WTO năm 2007 và tham gia nhiều hiệp định thương mại truyền thống khu vực với Mỹ, Trung Quốc, châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc và hầu hết các nền kinh tế lớn trên thế giới, Việt Nam đã trở thành thành viên của các hiệp định thương mại tự do toàn cầu “kỷ nguyên mới,” hình thành các khối thương mại lớn nhất thế giới hiện nay, trong đó có Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) và các hiệp định thương mại tự do với Liên minh châu Âu, Nhật Bản và Hàn Quốc.
Trong xếp hạng mức độ thuận lợi kinh doanh hàng năm của Ngân hàng Thế giới (WB), Việt Nam đã tăng từ vị trí 91/183 năm 2010 lên vị trí 70/190 vào năm 2019.
Không chỉ vậy, Việt Nam đã chuyển từ lĩnh vực sản xuất công nghệ thấp sang các lĩnh vực của nền kinh tế mới có giá trị gia tăng cao và công nghệ cao, công nghiệp 4.0 và chuyển đổi kỹ thuật số.
Hiểu rõ khả năng duy trì lợi thế cạnh tranh trong lĩnh vực sản xuất giá rẻ là rất hạn chế, nên Chính phủ Việt Nam đã dồn sức tập trung các ngành công nghiệp có giá trị cao như điện tử và kỹ thuật phần mềm, tận dụng lợi thế của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư.
Ngành công nghiệp điện tử là một trong những ngành tăng trưởng nhanh nhất của Việt Nam.
Giá trị xuất khẩu hàng điện tử của Việt Nam tăng từ 47,3 tỷ USD năm 2015 lên 96 tỷ USD năm 2020, chiếm 1/3 kim ngạch xuất khẩu của cả nước.
Trong bảng xếp hạng toàn cầu về các nhà xuất khẩu điện tử, Việt Nam đã vươn từ vị trí 47 năm 2001 lên vị trí thứ 12 vào năm 2019.
Số liệu của Bộ Công Thương Việt Nam cho thấy trong quý 1 năm 2021, các doanh nghiệp FDI chiếm 95% doanh thu xuất khẩu hàng điện tử và xu hướng này dường như sẽ không thay đổi trong những năm tới.
Việt Nam cũng cam kết gia tăng chuỗi giá trị sản xuất thông qua FDI và đã nỗ lực trong nhiều năm để nâng cao kỹ năng cho người lao động.
Cụ thể, tháng 4 vừa qua, Việt Nam đã khởi động dự án thí điểm với 5 trường đại học Australia để cung cấp các khóa học trực tuyến nước ngoài cho sinh viên trong nước. Động thái này đưa Việt Nam lên vị trí hàng đầu ở châu Á về hệ thống giáo dục trực tuyến.
Do đó, bài viết nhận định những nỗ lực về kinh tế và quản lý của Chính phủ Việt Nam sẽ góp phần thúc đẩy FDI đổ vào Việt Nam trong những năm tới.
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy